PHÁP TU HÓA THÂN BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM
VẠN SỰ CÁT TƯỜNG - CẦU ĐƯỢC ƯỚC THẤY - NHIỆM MẦU NHƯ Ý
Đức Phật thường nói: Thiện nam tử - Thiện nữ nhân thường niệm Bồ Tát Quán Thế Âm, sẽ thành tựu các nghiệp lành:
* Phá trừ các độc Tham - Sân - Si - Kiêu - Mạn - Nghi.
* Phá trừ Tâm tà dâm - Phát triển định lực và trí thông tuệ thâm sâu rộng lớn.
* Hóa giải - Tiêu trừ chữa lành các loại bệnh tật hiểm nghèo mà bệnh viện không thể cứu.
* Hóa giải các ác duyên: Gặp người ác - Gặp oán tặc - Gặp ác thú dữ.
* Tiêu trừ độc: Do ăn uống hay bị trùng độc trích - Thú độc cắn - Dính độc của các ác ma quỷ thần.
*Giải trừ chướng nạn bị các Ma Quỷ các loại chướng ngại - Ám hại người tu.
=> Hóa giải - Tiêu trừ vô lượng vô biên ác nghiệp, bao gồm năm nghiệp đại ác,
=> Thành tựu vô lượng nghiệp lành,
=> Và đắc được vô lượng công đức, không thể kể đếm, không thể nghĩ bàn.
NIỆM QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
KHI ĐẠI HỌA SỐNG CHẾT BẤT CHỢT ẬP ĐẾN ĐỂ ĐƯỢC CỨU SỐNG
(HT Tuyên Hóa khai thị)
Hôm nay tôi xin truyền cho quý vị một yếu quyết. Ðó là yếu quyết để áp dụng trong giờ phút thật khẩn cấp. Gặp những trường hợp đó chúng ta phải giữ bình tĩnh, đừng hốt hoảng, chuyện sống chết hãy tạm gác một bên, một lòng niệm Quán Thế Âm Bồ Tát thì chắc chắn sự hiểm nguy sẽ hóa thành tốt lành, thoát khỏi ách nạn.
Trong giây phút khẩn trương, chúng ta hãy nghĩ rằng: "Ðàng nào cũng chết, vậy trước khi chết ta hãy dốc lòng niệm Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát, biết đâu đó là niềm hy vọng." Hành động như thế, tức là từ hiểm nguy mà gặp may mắn.
Khi đi máy bay, gặp lúc trên không máy bay gặp nạn, sắp bị rớt. Ngay lúc đó chúng ta hãy niệm Quán Thế Âm Bồ Tát. Vì rằng Ngài Quán Thế Âm là một vị Bồ-tát chuyên cứu khổ cứu nạn, một vị Bồ-tát có cầu có ứng, nếu chẳng niệm danh hiệu Ngài, thì sanh mạng của chúng ta vô cùng nguy hiểm, không còn hy vọng gì nữa. Lúc đó chúng ta đem hết lòng thành niệm, cảm ứng tới đức từ bi của Ngài, thì toàn thể sanh mạng trên máy bay được cứu vớt. Vào thất Quán Âm chúng ta cũng phải khởi lên những ý tưởng như vậy để hạ công phu niệm Quán Thế Âm Bồ Tát.
Chúng ta lại tưởng tượng khi đi xe lửa, và giả thử ngay khi biết xe lửa trật đường rầy, tức là trong khoảng thời gian đường tơ kẽ tóc đó, nếu chúng ta không niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, toàn thể hành khách trên chuyến xe đó đều gặp nạn tử vong. Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát có nghĩa là phát ra lời kêu cứu, Bồ-tát nghe được tiếng kêu thì dầu có cách xa cả vạn ngàn sông núi, Ngài cũng tới ngay, tiếp cứu chúng ta ra khỏi khổ nạn, linh nghiệm vô cùng.
Lại tưởng tượng chúng ta đi tàu trên biển, chẳng may gặp cảnh tàu sắp đắm, cái nguy cơ gửi thân trong bụng cá. Trong phút nguy cấp ta niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, tới phút chót cũng niệm, tới giây chót cũng niệm. Nếu được như vậy, nhất định là hung hóa cát.
Lại giả thử ta ngồi trên xe hơi đang chạy nhanh trên đường, hốt nhiên xe không thể làm chủ được nữa, bay qua lề đường bên bờ vực sâu, vách dựng thẳng đứng. Xe hơi mà rớt xuống đáy vực thì là hết đời, xương tan thịt nát. Ngay lúc đó nếu niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, với tất cả lòng thành khẩn, xe hơi sẽ đáp xuống an toàn, kinh hoàng nhưng không nguy hiểm. Ðây chính là sự cảm ứng của pháp niệm Quán Âm.
Trong giờ phút khẩn cấp hiểm nghèo, niệm được một câu Quán Thế Âm Bồ Tát thì bằng cả trăm vạn câu niệm trong lúc bình thường. Tại sao vậy? Bởi trong lúc không có gì nguy hiểm, lời mình niệm chưa đủ tha thiết, lòng mình chưa đủ thành khẩn. Cho nên, niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, ta phải hết lòng kiền thành, hết lòng chân thực, thì cảm ứng đó mới thật là không thể nghĩ bàn.
Vừa rồi tôi có nói với Quả Khiêm rằng: "Ngày nay ở tại Vạn Phật Thành này con có niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, thì hãy tưởng tượng như khi ở trên thuyền mà thành tâm khẩn niệm, tất sẽ có cảm ứng. Hồi đó, trong lúc sóng to gió lớn, nguy hiểm vạn phần như vậy, nếu không niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, thì đâu còn hy vọng có ngày nay. Có niệm Quán Âm mới có phần hy vọng, hoặc giả được cứu vớt, cho nên đã hết lòng khẩn niệm thì cuối cùng tai nạn sẽ vượt qua, gió im sóng lặng, đến được bến bờ. Bây giờ con niệm Quán Âm còn để thì giờ để nghỉ ngơi, ấy là vì nay không còn ở trong cảnh ngộ nguy hiểm như trước." Sự thực thì:
Một ngày qua đi, mạng cũng giảm dần,
Như cá thiếu nước, có gì mà vui!
Ðại chúng!
Phải lo tinh tấn, cứu lấy cho mình.
Nghĩ tới vô thường, chớ đừng phóng dật!"
Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, tùy nơi tùy lúc mà niệm, nói một cách khác, đi, đứng, nằm, ngồi, đều niệm được cả. Miệng niệm hay tâm niệm, công đức cũng ngang nhau, đừng khởi tâm phân biệt, lúc nào cũng tùy duyên. Phải nhớ rằng chờ tới lúc mạng chung mới niệm thì đã quá muộn, không còn cơ hội nữa. Vì vậy mới có câu: "Nghĩ tới vô thường, chớ đừng phóng dật." (Nguồn: Khai thị của HT Tuyên Hóa)
+ Linh cảm ứng Quán Thế Âm Bồ Tát - Linh Cảm Quán Thế Âm (Tooltip)
Quán Thế Âm Bồ Tát từ bi và linh cảm ra sao, thật là không thể nghĩ bàn. Nếu mọi người chúng ta thành tâm niệm Quán Thế Âm Bồ Tát thì nhất định nghiệp chướng sẽ tiêu trừ, căn lành sẽ tăng trưởng. Có rất nhiều sự tích nói về sự linh cảm của Ngài, nay tôi xin kể một chuyện xẩy ra tại đất Mỹ. Có một bà đến nhà thương để sanh con. Ðây là một trường hợp đẻ khó, nên bác sĩ phải giải phẫu để lấy đứa nhỏ ra, nhưng trong khi mổ người ta cắt phải ống dẫn nước tiểu của sản phụ mà không hay biết. Sau khi mổ và khâu lại, người sản phụ về nhà được mấy ngày mà không hề đi tiểu tiện, trong khi đó thân thể sưng lên. Thấy sự việc xảy ra bất thường, bà này bèn đến bác sĩ hỏi bệnh nhưng bác sĩ cũng không hiểu là bệnh gì. Sau thấy toàn thân phù thũng, bệnh nhân đành phải đi khám lại bệnh tình, lúc đó huyết áp đã xuống thấp tới 18 độ, độc tố tích lại cùng mình, không cách gì chữa trị, đành nằm chờ chết. Một số thân hữu của nạn nhân gọi điện thoại tới Vạn Phật Thành cầu cứu. Người ta báo cáo cho tôi hay, tôi bảo họ hãy thành tâm niệm Quán Thế Âm Bồ Tát. Họ rất thành tâm niệm Ngài Quán Âm, và chỉ hai tiếng rưỡi đồng hồ sau, phù thũng tiêu dần, huyết áp tăng lên, đường nước tiểu thông trở lại, nạn nhân phục hồi sức khỏe rất nhanh chóng rồi xuất viện. Các sự tích về trường hợp từ cửa tử thần, hay từ bệnh nguy ngập mà hồi sanh, hay các chuyện tiêu tai giải nạn, ở tại thành Vạn Phật, kể ra không hết, nay tôi chỉ kể một câu chuyện đó mà thôi. (Nguồn: HT Tuyên Hóa khai thị 4)
PHẦN I
NIỆM NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Mời xem thánh hiền hướng dẫn trì niệm danh Phật: Nam Mô A Di Đà Phật
PHẦN II
NIỆM NAM MÔ BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM
PHẦN MỘT: Mời xem chi tiết pháp niệm Quan Thế Âm Bồ Tát: Xem phần một tại đây
PHẦN HAI: Mời xem chi tiết pháp niệm Quan Thế Âm Bồ Tát: Xem phần hai tại đây
PHẦN III
PHÁP TU QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
KINH TIÊU PHỤC ĐỘC HẠI VÀ KINH THẬP NHẤT DIỆN:
Mời xem chi tiết pháp tu hai bản Kinh Tiêu Phục Độc Hại và Kinh Thập Nhất Diện: Hai Bản Kinh Về Pháp Tu Quán Âm
PHẦN IV
PHÁP TU HÓA THÂN QUÁN THẾ ÂM
Mời xem chi tiết: Tu Hóa Thân Bồ Tát Quán Âm
+++ Lưu ý biên tập:
Nội dung cần đồng bộ với sách: Pháp Tu Lễ Lạy - Niệm Phật Và Bồ Tát - Trì Chú Đúng Như Pháp Thọ Trì Theo Thánh Hiền Dạy
PHẦN VI
PHÁP TU LẾ LẠY CÁC PHƯƠNG PHẬT
Trong Kinh đức Phật dạy: Thiện nam - Tín nữ mỗi khi muốn xuất hành đi về phương hướng nào để làm việc gì, trước khi đi sắm lễ và lễ lạy, kính bạch Tam bảo và Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni Phật và hồng danh của đức Phật ở phương hướng dự định đi đến và công việc dự định làm, cầu Chư Phật gia hộ độ trì sẽ được vạn sự cát tường như ý. Lưu ý, trong suốt cuộc hành trình thường nhớ nghĩ và niệm đức Phật ở phương hướng định đến liên tục, liên tục không gián đoạn để được độ trì thượng lộ bình an, công việc suôn sẻ. Mời xem hướng dẫn chi tiết: Xem hướng dẫn tại đây