+ Chuyên Đề Về Vô Minh - Phá Trừ Ngu Si Và Mê Tín Dị Đoan - Phương Pháp Ứng Sử Trong Đời Sống

CHUYÊN ĐỀ VỀ VÔ MINH
PHÁ TRỪ NGU SI - MÊ TÍN DỊ ĐOAN VÀ CÁCH ỨNG SỬ

MỤC LỤC

+ KIẾT HUNG HỌA PHƯỚC CỦA MỘT NGƯỜI ĐÂU PHẢI ĐƯỢC ĐỊNH BỞI NHỮNG HỦ TỤC MÊ TÍN CỦA NGƯỜI THẾ GIAN.

+ THỨC ĂN ĐÃ CÓ MÙI, ĐÃ HƯ - SỢ PHUNG PHÍ LƯƠNG THỰC? NẾU CHÚNG TA ĂN VÀO ..... 

 

NỘI DUNG CHI TIẾT

 

1. KIẾT HUNG HỌA PHƯỚC CỦA MỘT NGƯỜI ĐÂU PHẢI ĐƯỢC ĐỊNH BỞI NHỮNG HỦ TỤC MÊ TÍN CỦA NGƯỜI THẾ GIAN.

Tháng trước tôi nhận được một cuộc điện thoại của người thân báo tin anh họ của tôi đang hấp hối trong bệnh viện bởi căn bệnh ung thư gan quái ác, tôi liền lập tức chạy đến bệnh viện thăm anh. Khi đến nơi tôi thấy anh nằm đó dường như đang ngủ, có rất nhiều người tập trung xung quanh anh, tôi cũng hoà vào mọi người đứng bên cạnh anh nhìn anh. Khoảng vài phút sau người anh họ đứng kế bên nói cho tôi biết là anh đã ra đi trước đó rồi, tôi vừa buồn mà cũng vừa vui, tôi vui vì nhìn dáng vẻ ra đi của anh rất tự tại, anh chắc chắn sẽ được tái sanh trở lại làm người. Một lúc sau thì vợ của anh bước vào nói với mọi người bây giờ phải lấy chiếc nhẫn vàng nhét vào miệng anh để cho vợ con ở lại làm ăn được phát đạt suông sẻ, tôi nghe xong cảm thấy thật lạ lụng với lối suy nghĩ như vậy. Vì để nhường không gian cho những người đến sau vào viếng anh, nên tôi và một vài anh em bước ra ngoài sân đứng. Lúc này có người hỏi tôi phải chăng phong tục nhét vàng vào miệng người chết là xuất phát từ Phật giáo? Liệu rằng sau khi nhét vàng vào thì những người còn lại trong gia đình làm ăn đều được suôn sẻ tốt đẹp?

Tôi nói phong tục hét vàng vào miệng người chết này chỉ là hủ tục mê tín của dân gian mà thôi, chứ không phải xuất phát từ Phật giáo, Phật giáo từ trước đến nay chưa hề chủ trương những chuyện này. Kiết hung họa phước của một người đâu thể do một miếng vàng trong miệng người chết mà quyết định tất cả được. Làm sao có đạo lý như vậy khi mà quy luật Nhân-Quả là bất di bất dịch, không gì có thể thay đổi được.

Vậy hoạ phước của mỗi người là từ đâu mà có? Đều là từ những lời nói, những suy nghĩ, những hành động tạo tác của người này trong đời quá khứ đưa đến. Nếu trong đời quá khứ những gì người này nói, những gì người này nghĩ, những gì người này làm là thiện, thì chắc chắn trong đời này người này sẽ nhận được thiện quả, sẽ có rất nhiều phước để mà thọ hưởng. Còn như trong đời quá khứ từ những lời nói, suy nghĩ, hành động đều là bất thiện, thì trong đời này chắc chắn sẽ chiêu lấy khó khăn đau khổ. Cho nên, chúng ta đối với Nhân-Quả của chính mình phải tự chịu lấy trách nhiệm, càng phải vì đời sau của mình mà chịu lấy trách nhiệm.

Mỗi một người khi vừa mới sanh ra là đã có số mệnh định sẵn của riêng mình rồi, và không ai có thể can thiệp hay thay đổi được số mệnh của người khác. Trong số mệnh đã định sẵn anh vào năm nào, tháng nào, ngày nào sẽ phát tài thì dù anh muốn hay không muốn thì đúng thời khắc đó tiền tài cũng sẽ tự trổ ra cho anh. Còn như trong số mệnh của anh vốn không có tài lộc, đây tức là anh không phát tài được, thì dù cho anh có nhét 100 miếng vàng vào miệng của người chết, hay khấn vái khắp nơi, thì anh cũng không thể phát được tài, công việc làm ăn của anh cũng không thể phát đạt như ý được.

Vậy nếu trong số mệnh định sẵn là không có tài lộc, mà ta muốn có được tài lộc, làm ăn phát đạt thì phải làm sao? Phải đi gieo trồng tài lộc. Bằng cách nào? Bằng cách hành thiện bố thí, cứu giúp những người có hoàn cảnh khó khăn....Nếu ta chịu chân thật đi làm, bền lòng mà làm, làm trong mấy năm, làm trong mấy mươi năm, thì nhất định trong mệnh của ta sẽ có thật nhiều tài lộc, việc phát tài chỉ là chuyện sớm muộn mà thôi.

A Di Đà Phật!

_ Tài liệu tham khảo: pháp ngữ của pháp sư Tịnh Không_

Hoan nghinh lưu thông, công đức vô lượng!!!

 

 

TIẾT KIỆM PHẢI TUÂN THEO LUẬT SINH TỒN

THỨC ĂN ĐÃ CÓ MÙI, ĐÃ HƯ - SỢ PHUNG PHÍ LƯƠNG THỰC? NẾU CHÚNG TA ĂN VÀO:
SẼ SANH BỆNH, THẬM CHÍ TỬ VONG, VẪN CHẤP NHẬN THÌ SAI MẤT RỒI, ĐỨC PHẬT CHẲNG DẠY NGƯỜI TA NHƯ VẬY.

Năm xưa, tôi học Giáo với thầy Lý tại Đài Trung, đã từng giữa trưa ăn một bữa suốt 5 năm, chỉ ăn một bữa. Thầy Lý mỗi ngày ăn một bữa, thầy ăn suốt mấy chục năm, thân thể khỏe mạnh! Lúc thầy 80 tuổi, quí vị thấy thầy giống như người 60 tuổi, chẳng nhìn ra tuổi thầy. Bọn học sinh chúng tôi ước đoán thầy có thể sống đến 120 hay 130 tuổi, mọi người cùng có cách nhìn ấy. Thầy mất lúc 97 tuổi, vì sao mất? Trúng độc vì đồ ăn, điều này rất oan uổng! Thầy do bị trúng độc đồ ăn mà ra đi. Vì thế, khi thầy ngã bệnh, tôi đến thăm thầy, thầy dặn dò, nhắc nhở tôi rất nhiều lượt: "Đừng ăn thứ gì ngoài tiệm, những thứ trong tiệm chẳng sạch". Bản thân thầy là một vị thầy thuốc giỏi; chính vì là một thầy thuốc giỏi nên thầy bị hại. Vì người ta tặng thầy thức ăn gì, thầy có thói quen ăn hết trước mặt người ấy khiến cho người ta hoan hỷ. Thầy là người Sơn Đông, thích ăn những thứ làm bằng bột mì. Trúng độc lần thứ nhất, thầy biết, trong từng vắt mì sợi đều có bỏ thuốc chống hư, đã khô rồi, đại khái là đã để quá lâu, quá hạn rồi! Các đồng học thiếu kiến thức thông thường, đem nấu mời thầy ăn. Thầy ngửi mùi, biết ngay là có vấn đề, nhưng vẫn ăn. Sau khi ăn xong, quay về bèn uống thuốc giải, thật sự giải được chất độc ấy. Còn như chúng ta không hiểu, chẳng dám ăn. Thầy ăn xong có thể uống thuốc giải. Sau nửa năm, lại bị một lần nữa, cũng gặp tình hình ấy, thầy cũng ăn như vậy. Khi trở về uống thuốc giải thì chẳng kịp nữa, chất độc đã khuếch tán, khuếch tán rất nhanh; Rốt cuộc là do tuổi đã cao, 97 tuổi rồi, thầy sơ sót điểm này! Vì thế, đối với phương diện ẩm thực, thầy đặc biệt nhắc nhở những kẻ trẻ tuổi chúng ta phải chú ý: Hễ mùi vị biến đổi đôi chút, đừng nên ăn! Đặc biệt là những thứ đậu hũ, đã có mùi chua, mùi vị đã biến đổi, chớ nên ăn! Trọn chẳng phải hoang phí thực phẩm. Nếu lúc quí vị phát tâm, thứ đã có mùi chua, đã hư rồi, nhưng vẫn ăn, chẳng dám không ăn, sợ không ăn là lãng phí, có lẽ sẽ phạm lỗi phung phí lương thực, sai rồi! Sợ phung phí lương thực, nếu quí vị ăn vào sanh bệnh, thậm chí tử vong, vẫn chấp nhận thì sai mất rồi. Đức Phật chẳng dạy người ta như vậy. Thuở Đức Phật tại thế, khi khất thực được thứ gì, phải ăn hết ngay trong hôm ấy. Nếu ăn không hết, bèn cho chim, thú ăn, bố thí cho súc sanh, không thể ăn những thứ để qua đêm. Đó là giới luật nhà Phật. Vì trong quá khứ chẳng có tủ lạnh, không thể ăn những thứ để qua đêm. Vì thế, chúng tôi nghĩ lời răn dạy của Đức Phật hợp tình, hợp lý, hợp pháp, đối với cuộc sống khỏe mạnh của bọn phàm phu chúng ta, Đức Phật hết sức quan tâm.
A DI ĐÀ PHẬT_Pháp sư tịnh không giảng