TÓM LƯỢC KINH
THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO - PS TỊNH KHÔNG GIANG
CÁC TẬP ĐẦU:
+ Thập Thiện: Bạn phải hiểu được “thiện nghiệp” này là thiện nghiệp của trời người. Người có được Thập thiện này là đã xa lìa và không còn bị đọa lạc ba đường ác. Vì họ vô tham, vô sân, vô si, họ lìa tham sân si rồi. Tham sân si là nghiệp nhân của ba đường ác. Phật yêu cầu chúng ta: “Ngày, đêm thường niệm thiện pháp (chính là chỉ thập thiện), tư duy thiện pháp, quan sát thiện pháp” (PS Tịnh Không_Kinh TTNĐ)
+ Mục tiêu Kinh Thập Thiện: Ở trong phương tiện, điều quan trọng nhất là “Từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp”, kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo chính là giảng giải hai câu này (Tập 13, 14 trang 14)
+ Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo - Mười Nghiệp: Ðức Phật dạy, có 10 hành động từ thân, khẩu, ý, rất nhiều người đời ưa thích thực hiện:
- Ba nghiệp từ thân, một là sát hại, hai là trộm cắp, ba là ngoại tình.
- Bốn nghiệp từ miệng, một là lừa dối, hai là đâm thọc, ba là lời ác, bốn là tán gẫu.
- Ba nghiệp từ ý, một là tham ái, hai là giận dữ, ba là si mê.
* Vì mười nghiệp ác, rất nhiều chúng sanh sống trong bất hạnh, khổ đau cho mình, gây họa cho người. Đến lúc qua đời, sanh vào cõi dữ. Những người có trí thấy rõ hậu quả của các nghiệp xấu nên nỗ lực tu, tinh tấn làm phúc, chuyển hóa thân tâm.- KINH PHÂN BIỆT NGHIỆP BÁO.
+ Mười nghiệp thiện là chỗ nương tựa - Đức Phật dậy: Ví như tất cả thành ấp, xóm làng đều nương nơi mặt đất mà được đứng vững. Tất cả cỏ thuốc, cây cối, rừng rậm cũng đều nương vào đất mà được sinh trưởng.
- Mười nghiệp thiện này cũng như thế, là chỗ nương tựa vững chắc cho hàng Trời người.
Tập 6 - 7: "Tất cả Pháp từ Tâm tưởng sanh" hay Thân người khó được nhưng rễ mất; Pháp còn phải xả, huống hồ phi pháp_ Y báo tùy theo chánh báo chuyển; Tâm là tinh thần, không phải vật chất (Chân tâm và Vọng tâm) - Sắc là vật chất; Đức Phật dậy.
Tập 12 - Giáo dục Phật pháp hay Đức hạnh theo Đạo giáo: Ân kính - giúp đỡ chúng sinh; Giáo dục Ân với mọi người, cao nhất là Tam bảo; Ân Cha mẹ; Thương sót và giúp mọi chúng sinh;
Tập 14; 15: Giảng về Sát hại/ Gây tổn hại: Xa lìa Trộm cắp; Xa lìa tà dâm; Xa lìa ngũ dục Tài sắc danh thực thùy (Tham dục - Sân hận - Tà kiến/ Ngu si);
Tập 16: Tiếp tục Giảng về Khẩu nghiệp; Bố thí ; Gây tổn hại
Tập 17: Giảng về Bệnh tật (3 nguồn gây bệnh Sinh lý - Oan Gia/ Thương lượng/ Tụng Lương Hoàng Sám, Thủy sám và Hồi hướng - Nghiệp chướng/ Sám nghiệp chướng từ Tâm. đoạn ác tu thiện = Ok); Giải trừ Oán kết; Xậy dựng Tín Tâm; Nhân Duyên quả báo - Tức Có Nhân nhưng cần phải đủ Duyển Quả mới trổ, như Hạt cất vào Lọ không thể thành Cây); Tiền Tài là của 5 Nhà;
Tập 18 - 19: Đọc tụng Kinh - Hồi hướng cho người Tai biến Ích lợi không?; Tiêu chuẩn thiện ác - Kinh Thập Thiện;
Tập 18- 19: Quả báo của thực hành Thập thiện;
Tập 20: Tiếp quả báo Tà hạnh - Dâm dục; Vọng ngữ - Tâm lừa gạt người; Nhân gian nói có lý, Quá báo, sau 40 tuổi, Nghiệp kiếp này tạo dần hiện ra;
Tập 21: Giảng về Khẩu nghiệp: Chữ Tín/ Nói Vọng Ngữ trong ngũ thường Nhân Nghĩa Lế Trí Tín - Đạo làm người căn bản/ Thường hằng. “Nhân vô tín tắc bất lập”; Phật học có Tín Nguyện Hạnh = “Tín là căn nguyên vào đạo, có thể sinh công đức”;
Tập 22: Tiếp Khẩu nghiệp: “Lưỡng thiệt” là nói khiêu khích thị phi, đặt điều sinh sự; Khẩu nghiệp đều từ trong vọng tưởng, phân biệt, chấp trước sinh ra. Tu hành là chuyển nghiệp, là Phá mê - Khai ngộ;
Tập 23, 24: Nghiệp Quả của Khẩu nghiệp - Nói lưỡng thiệt, đôi chiều; Phẩm tính của người Thiện Tri Thức; vừa mở đầu Phật dạy chúng ta: “Khéo giữ khẩu nghiệp, không nói lỗi người”
Tập 25: Giáo dục công dân với quốc gia dân tộc;
Tập 28: Nói lời ỷ ngữ: Hoa mỹ đường mật không thật (Phim ảnh rất nhiều) và họa phúc của nó
Tập 29, 30: Giảng về Tham dục. Tam độc Tham Sân Si. Tuy là nói ba thứ “tham sân si”, ba thứ này nếu quy thành một thì chính là Tham
Tập 31: Giảng về Năng lực, thành tích hoạc tập về hoằng pháp lợi sanh - Là do Tím Tâm chân thành/ Thanh tịnh - Không phải do thông minh trí tuệ. Thông Phật pháp thì khế lý, thông thế gian pháp (Thế gian thường tình, thường thức phong phú) thì khế cơ. Phật hóa thân - Tùy cơ nói pháp => Xem trọng khế cơ; Chữ THÔNG rất quan trọng; Phật dậy NIỆM CHÚ CHỮA BỆNH; Lễ lạy Phật hàng ngày được sức khỏe, người ngu tối thất học cũng được viên mãn, thông kinh văn, làm thơ, giảng pháp;
Tập 32: Chu Kỳ sinh vượng - Vận hạn của con người và muôn sự, muôn việc luôn biến đổi Thành Trụ Hoại Không - Phật Pháp cũng vây. Giảng về Phước Đức - Ngũ Phước/ Phúc Lâm Môn gồm Tiền tài - Phú Quý (Danh Vọng, Địa Vị hay Danh cùng lợi) ;
Tập 33: Làm chướng ngại/ Cản trở người tài đức => Quả báo ngu si; Giảng về tham sân si
Tập 34 - 35: Làm Tượng Phật bằng nhựa - Tốt hơn sứ (rễ vỡ); Giảng kỹ về Tham lam, sân hận trong tam độc; Phật pháp Đại Thừa dạy chúng ta "chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi; nhìn thấu, buông xả, tự tại, tùy duyên", 18 chữ này, sau cùng tổng kết đến niệm Phật, đây là đại viên mãn, chắc chắn tốt đẹp viên mãn
Tập 36: Các pháp hỷ cùng lợi ích khi xa lìa Tham Sân Si; Phật nói: "Tin là mẹ đẻ của công đức", chữ Tín trong “Tín-Nguyện-Hạnh” => Cầu nguyện đượi lợi ích. Có tín mà không có nguyện, hạnh thì đều là giả. Đây cũng giống như tòa lầu ba tầng, tin là tầng thứ nhất, nguyện là tầng thứ hai, hạnh là tầng thứ ba....Phương pháp duy nhất có thể giúp chúng ta đoạn những ô nhiễm này chính là "đọc tụng đại thừa, vì người diễn nói".
Tập 37: Lợi ích xa lìa Ngu si - Tà kiến. Tôn giáo cao cấp, Cao cấp là tu thiền định, họ biết ly dục nên liền sanh Phạm thiên, điều này chúng ta phải biết. Lìa Sân hận có 8 loại công đức thù thắng; nhà Phật thường nói: “Phật pháp ở thế gian không phá hoại pháp thế gian” - Thế gian pháp với Pháp xuất thế đều không chướng ngại nhau; TÀ KIẾN LÀ NGU SI/ VÔ MINH - XA LÌA TÀ KIẾN LÀ ĐIỀU KHÓ KHĂN NHẤT; Tà kiến - Chấp trước cái thân này là “Ta”; Tôn giáo cáo cấp là phải Tu Thiền định, Trì giới mới có thể được định. Thiền định thật sâu mới khai trí tuệ, định cạn vẫn không có trí tuệ;
Tập 38: Tiếp về Xa lìa Tam Sân Si - Tà kiến - Không tin Nhân Quả: Phải “Quy y Phật” Chính là trong kinh thường nói: “Thọ trì đọc tụng, vì người diễn nói”); Phật nói “trực tâm, chánh kiến”, “Trực tâm chính là tâm chí thành”, chân thành đến cực điểm. Bồ-tát Mã Minh nói: “Tâm thể của tâm Bồ-đề là trực tâm”; “Chánh kiến” chính là trực tâm khởi dụng; Đức Phật đã cho Địa Tạng Bồ Tát nói ra bộ Kinh Chiêm Sát Thiện Ác Nghiệp Báo - Hướng dẫn gieo Quẻ có ứng nghiệm - Với Người có Tâm Từ Bi, chân thành, cung kính (Phải Tu hành chân tránh mới ứng nghiệm nhiệm mầu); Dạy về Ngũ Thường: Nhân Nghĩa Lễ Chí Tín; Phật dậy rõ “Chớ làm các việc ác, vâng làm các việc lành, tự thanh tịnh ý mình, đó là lời Phật dạy”; Phải xa lìa 5 tội ngũ nghịch;
Tập 39: Tiếp về lợi ích Xa lìa Ngu si - Tà kiến; Trong Phật pháp không có thần, cũng không có chủ sáng tạo muôn vật. Phật pháp thừa nhận có sự tồn tại của thần. Thần là gì vậy? Thần vẫn là do Pháp thân hiện ra (Pháp thân bất sanh bất diệt/ Pháp thân Không có hình tướng, nhưng có thể biến hiện mọi hình tướng). Pháp môn Tịnh Độ, cái cơ bản nhất là “Tịnh nghiệp tam phước”. Tịnh nghiệp tam phước điều đầu tiên là “hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp”.
Tập 40: “A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề” - Dịch là “Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác”. Phật nói kinh Lăng Nghiêm đến quyển thứ ba, Ngài hiểu rồi thì liền bước ra tán thán Phật. Tôn giả Phú Lâu Na là tứ quả A La Hán nhưng tôn giả Phú Lâu Na nghe không hiểu, cho nên đứng lên hướng về Phật thỉnh giáo: “Huynh ấy là sơ quả, sao huynh ấy hiểu được? Con là tứ quả A La Hán, sao con chưa hiểu?”. Phật mới nói rõ với Ngài: “A Nan là phiền não chướng nặng, cho nên chỉ chứng được sơ quả, còn sở tri chướng nhẹ, cho nên kinh pháp Đại Thừa chú ấy có thể hiểu rõ, có thể tiếp nhận”. Tôn giả Phú Lâu Na thì hoàn toàn ngược lại với A Nan, Ngài là phiền não chướng nhẹ, cho nên chứng được tứ quả A La Hán, tam giới 81 phẩm tư hoặc Ngài cũng đoạn rồi, nhưng do sở tri chướng nặng nên kinh giáo Đại Thừa Ngài nghe không hiểu... Lời đáp của tôi đặc biệt nhấn mạnh là học giáo thành tựu 90% là ở thái độ tu học của bạn, còn phương pháp tối đa là chỉ 10% mà thôi. “hồi hướng” là đem công đức tu học của mình phân ra cho tất cả chúng sanh cùng hưởng. Bản thân ta không cần nữa thì phân ra cho tất cả chúng sanh hưởng. Bản thân ta nếu vẫn có một chút “ta cùng hưởng chung với tất cả chúng sanh”, thì “ngã” vẫn chưa xả hết, vẫn còn chấp ngã ở bên trong. Nếu chúng ta đem công đức phân cho tất cả chúng sanh hưởng, bên trong không có “ngã”, thì bạn mới có thể đi trên đường Bồ-đề.
Tập 41: Phật yêu cầu chúng ta: “Ngày, đêm thường niệm thiện pháp (là chỉ thập thiện), tư duy thiện pháp, quan sát thiện pháp” để xa lìa Tham Sân Si - Nhân đọa lạc ba đường ác. Nhà Phật nói, điểm mấu chốt của quả báo chuyển biến là do duyên. “Nhân”, chúng ta không có cách gì điều khiển được, nhưng “duyên” thì chúng ta có thể điều khiển. Giảng về giữ giới Trộm Cắp;
Tập 42: Giảng về Không Tà Dâm - Sám hối nghiệp chướng là Chân thật sửa đổi lại chính mình, là quay đầu từ nay không làm việc xấu ác nữa, khi đó Đọc tụng Kinh Sám Hối Nghiệp Chướng mới có linh nghiệm. “Ly hư cuồng ngữ” chính là không vọng ngữ. Dùng tâm chân thành đối nhân, xử thế, tiếp vật. Thành thật, hai chữ này xưa nay, trong ngoài nước thật sự là không phân quốc gia, không phân chủng tộc, không phân tôn giáo đều tán thán, đều hoan hỷ. Lỗ chảy (Mất phước đức tài bảo) rất nhiều, lỗ chảy của vọng ngữ, lưỡng thiệt là lớn nhất. Tâm của Phật là tâm bình đẳng. Tâm bình đẳng là Phật, tâm lục độ là Bồ-tát, tâm tứ đế là Thanh Văn, tâm nhân duyên là Duyên Giác. Phật ở trong kinh nói quá nhiều, quá rõ ràng rồi. Hai chữ “bình đẳng” rất quan trọng. Lưỡng Thiệt là “Xúi giục, ly gián”, trong bốn loại lỗi của miệng thì lấy đây làm trọng.
Tập 43: Bố thí mà không Ác khẩu được lợi ích. Người thật sự có trí tuệ, có năng lực, rất nhiệt tâm muốn vì đại chúng xã hội làm một chút việc, nhưng không được đại chúng ủng hộ. Đây là vấn đề của khẩu nghiệp nói năng thô lỗ trong đời quá khứ khiến đại chúng nghe thấy sinh khó chịu, cho nên mới cảm quả báo này. Không Ỷ ngữ mà bố thí thì được lợi ích; Giảng về ly tham được lợi ích gì?
Tập 44: Đây là nói xa lìa sân hận mà hành bố thí thì sẽ có được quả báo thù thắng. Trong thập thiện, tâm sân hận là khó đoạn nhất. Học Phật căn bản nhất là “Nhìn thấu, buông xả”. Buông xả tập khí phiền não, buông xả tự tư tự lợi, buông xả tham sân si mạn, buông xả nhân ngã thị phi, buông xả ngũ dục lục trần, dạy bạn phải buông xả những thứ này; “Thấy Phật” là kiến tánh. “Nghe pháp” là rõ lý, chân tướng vũ trụ nhân sinh chúng ta hiểu rõ ràng, hiểu sáng tỏ.
Tập 45: Tiếp về lợi ích thực hành Thập thiện; Cho nên Phật đem tuân thủ luật nghi xếp ở thứ hai, bố thí đặt ở hàng đầu. Bố thí phải thật sự buông xả; Phật trong kinh Kim Cang Bát Nhã đã nói một câu danh ngôn: “Tất cả pháp đắc thành ở nhẫn”.
Tập 46: Giảng về Tinh tấn tu hành; Như trên kinh Hoa Nghiêm đã nói: “Một là tất cả, tất cả là một”, tùy lấy một pháp, tám vạn bốn ngàn pháp môn không sót một pháp nào.
Tập 47 - 48 - 49: Từ đây giản về Bồ Tát đạo. Giảng Tứ vô lượng tâm (từ-bi-hỷ-xả - Thiên nhân tu), đem thập thiện nghiệp đạo thực tiễn vào trong từ bi hỷ xả.
Tập 50: Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo, đối tượng trong kinh văn là Long vương Sa Kiệt La. Ý nghĩa đại biểu của Long vương Sa Kiệt La, nói theo cách hiện nay chính là người lãnh đạo ở trong các ngành, các nghề trên thế gian này. Long vương là đại biểu người lãnh đạo, Sa Kiệt La chính là nói thế giới của chúng ta.
Tập 52 - 53: Giảng: Phẩm trợ đạo tổng cộng có bảy khoa, chúng ta ngày nay gọi là bảy giai đoạn, đó là Tứ Niệm Xứ - Tứ Chánh Cần - Tứ Thần Túc - Ngũ Căn - Ngũ Lực - Thất Giác Chi - Bát Chánh Đạo. Bảy giai đoạn này là Phật pháp hoàn chỉnh, cũng có thể nói bất luận là Đại thừa, Tiểu thừa, Hiển giáo, Mật giáo, tóm lại không ngoài bảy loại này. Buông xả vũ trụ nhân sinh, Phật ở chỗ này đem nó quy nạp thành bốn hạng mục. trong kinh Kim Cang nói: “Pháp còn phải xả, huống hồ phi pháp”. Để buông xả chúng ta thực hành:
Thứ nhất, “Quán thân bất tịnh”.
Thứ hai, “Quán thọ là khổ”.
Thứ ba, “Quán tâm vô thường”.
Thứ tư, “Quán pháp vô ngã”.
Nhà Phật nói: “Từ bi làm gốc, phương tiện làm cửa”
Phật ở trong kinh Kim Cang nói: “Tất cả pháp hữu vi, như mộng huyễn bèo bọt, như sương như điện chớp, nên quán sát như thế”. trong kinh cũng nói “Tứ chánh cần” là tinh tấn Ba La Mật, đoạn ác tu thiện, là siêng năng, phải nỗ lực chăm chỉ mà làm.
Tập 55: Giảng về câu Phật nói: “Thời kỳ Mạt Pháp, tà sư thuyết pháp như hằng hà sa”. Thời Mạt Pháp mà Ngài nói chính là chỉ thời đại hiện nay của chúng ta. Giảng về cách phân biện chính tà thuyết pháp.
Tập 56 - 57: Trong kinh Hoa Nghiêm, Thiện Tài Đồng Tử là tấm gương tốt giáo hóa chúng sanh, đặc biệt là tiếp dẫn chúng sanh thời đại Mạt Pháp. Giảng về pháp buông xả Dục; hành chánh Niệm; Tập sai Giảng tiếp về thực hành về giới định tuệ;
Tập 58: Lợi ích của kết quả tu Thập thiện. Đoạn này là nói, nếu như chúng ta đem thập thiện nghiệp đạo thực tiễn vào ngũ căn, thì sẽ đạt được lợi ích thù thắng trong bốn câu dưới đây:
“Tin sâu kiên cố”. Đây là nhu cầu cấp bách tu học của chúng ta hiện nay.
“Tinh cần không mệt mỏi”. Đây cũng là điều chúng ta mong mỏi.
“Thường không mê mất”. Đây là trí tuệ hiện tiền.
“Tịch nhiên điều thuận”. Đây là công phu chân thật.
Tập 59: Giảng Phật là gì? “Phật” là tự tánh của bản thân chúng ta, là tự tánh của mỗi người. Không những Phật Thích Ca Mâu Ni như vậy, mà Khổng Tử, Mạnh Tử cũng như vậy. Học thuyết của nhà Nho hiện nay lưu truyền phổ biến nhất là “Tứ Thư”, “Đại Học”, “Trung Dung”, “Luận Ngữ”, “Mạnh Tử”. Đây có phải là tư tưởng của Khổng Tử, của Mạnh Tử không? Không phải! Tất cả cũng là tự tánh, là trí tuệ, đức năng vốn có trong tự tánh của mỗi người. Chúng ta phải có sự nhận thức này, thì sau đó chúng ta mới thật sự có thể có sở đắc. Sở đắc là gì vậy? Là minh tâm kiến tánh, đại triệt đại ngộ, chúng ta được là cái này; Giảng về Khóa mục thứ hai là “Lục hòa kính”. là Chung sống hòa mục với đại chúng, đôi bên phải tôn trọng lẫn nhau, kính yêu lẫn nhau, hợp tác lẫn nhau, tận tâm tận lực cùng nhau đem Phật pháp phát huy mạnh mẽ, rộng độ chúng sanh;
Tập 60: Giảng về Định Căn. Học rộng nghe nhiều - Người tu học không có thành tựu, tâm bệnh nghiêm trọng nhất chính là không có định căn; tâm của họ bao chao, dùng lời hiện tại mà nói, hứng thú của họ là nhiều phương diện, xem thấy cái này ưa thích, cái kia cũng ưa thích, mọi thứ đều ưa thích, vì thế tinh lực và thời gian của họ bị phân tán, nên gọi là “môn môn thông, môn môn túng”, chỉ là lướt qua ở ngoài da, đều không thể cắm gốc; Do đó chúng ta nhất định phải hiểu được, “học rộng nghe nhiều” không phải là ở giai đoạn hiện tại này của chúng ta, mà là Tu Bồ Tát Đạo mới cần học rộng nghe nhiều; Điều sau cùng của Ngũ căn là “Huệ Căn”. Thập thiện thực tiễn ở trong Huệ căn thì liền có năng lực phân biệt thiện ác. Thế xuất thế gian thiện và ác rất không dễ gì phân biệt. Ngũ căn “Tín - Tấn - Niệm - Định - Huệ” cũng giống như năm tầng lầu vậy, Tín là tầng thứ nhất, Tấn là tầng thứ hai, Niệm là tầng thứ ba, Định là tầng thứ tư, Huệ là tầng thứ năm. Không có tầng thứ tư thì làm gì có tầng thứ năm? Do đây có thể biết, Huệ căn không dễ dàng;
Tập 61: Với người tài ba trí tuệ mà không có Hộ pháp - Ấn quan/ Vua chúa phối hợp, là vì họ không có đủ phước đức nên chỉ đi dạy học mà thôi. Lớp đệ tử sẽ phát huy sự nghiệp của họ. Cổ nhân có câu: “Không tại vị, đừng mưu chánh sự”; Nhà Phật nói hoằng pháp với hộ pháp phải phối hợp thật mật thiết thì Phật pháp mới có thể phát huy mạnh mẽ; Cảm ứng đạo giao, tâm chân thành có thể cảm - Tâm chân thành, tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, tâm giác ngộ, tâm từ bi, niệm niệm cảm ứng đạo giao với Phật Bồ Tát.
Tập 62: Phương pháp đọc và Học: Những chú giải Kinh của nhiều Thầy chúng ta đều có thể tham khảo, nhưng nhất định không được có thành kiến. Có thành kiến bạn sẽ không thể học được gì. “Chỉ cung cấp cho ta tham khảo”. Nhất định tự mình phải có chủ ý riêng, không thể hoàn toàn đi theo người ta, làm như thế bạn sẽ vĩnh viễn không thể xuất đầu lộ diện. Chúng ta phải học sao cho mình có thể độc lập. Cho nên xưa nay, những đại đức này, họ giảng kinh chúng ta có thể nghe, văn tự của họ chúng ta có thể đọc, chỉ cung cấp cho mình làm tham khảo, điểm này là quan trọng hơn cả. Cho nên, đọc kinh điển phải thường xuyên xem phân đoạn/ Mục lục và phải thuộc lòng phân đoạn ở trong tâm. Bạn phối hợp với kinh văn trước sau của toàn kinh, bạn nhìn qua là thấy ngay. Có như vậy, toàn bộ tinh thần của bạn mới có thể dồn hết vào toàn kinh. Hơn nữa cần đọc Huyền nghĩa/ Tóm Lược Sách/ Chương rất quan trong => Trình độ người viết sách; Đọc đến Danh từ/ Thuật ngữ đều phải tra từ điển, xét rõ nghĩa để hiểu đúng - Phải tự mình đi tra cứu mới được; Giảng về Học/ Thực tập về giảng kinh điển, phải coi người ngồi nghe giảng là Thầy để tiếp thu, sửa lỗi. Với người sửa lỗi sai, cứ nghe, tiếp nhận và suy ngẫm, phân loại là được; Giảng về Đọc Tụng Kinh - Tụng là phải học thuộc lòng, kinh dài thì điều cốt lõi phải thuộc lòng; Học cũng cần trao đổi lẫn nhau để giúp nhau hiểu thấu giáo lý;
Tập 63: Giới thiệu Bộ thứ nhất là kinh A Nan Vấn Sự Phật Kiết Hung; Ngoài các Phật Kinh, với người mới Tu học còn phải học Nho gia, chúng ta đem Liễu Phàm Tứ Huấn xem thành Nho gia, chọn lấy Liễu Phàm Tứ Huấn, Tứ Thư, đều phải thuộc, đều phải giảng. Một loại sau cùng là Thái Thượng Cảm Ứng Thiên của Đạo gia. Sau cùng là Thái Thượng Cảm Ứng Thiên của Đạo gia;
Tập 64: giảng qua “Tín - Tấn - Niệm - Định - Huệ” có tầng thứ, cũng giống như năm tầng lầu vậy, nó có tầng thứ, không thể đảo ngược;
Tập 65: Phàm phu dùng tâm giống như máy chụp hình vậy, chụp một tấm thì phim gốc lưu lại một cái hình. Thánh nhân dụng tâm giống như một tấm gương vậy, nó chiếu được rõ ràng tường tận, nhưng không để lại dấu tích nào; Ngạn ngữ nói rất hay: “Tâm an, lý đắc”, đạo lý có được rồi thì tâm của bạn liền an; ..Phật nói: “Vương Tử A Xà và năm trăm vị đại trưởng giả, trong đời quá khứ họ đã từng cúng dường bốn trăm ức Phật”, thiện căn phước đức nhân duyên này tương đối sâu, thế nhưng vẫn chưa đủ điều kiện vãng sanh Tịnh Độ. Nghe Phật nói kinh Vô Lượng Thọ, họ sanh tâm hoan hỉ, không bài trừ, nhưng không chịu phát nguyện cầu vãng sanh, chỉ hy vọng tương lai ta thành Phật cũng có thể giống như A Di Đà Phật vậy. Phát nguyện rất quan trọng;
Tập 66: Giảng về giáo dục ngày nay. Ngài nói, thứ nhất: “Phải tin tưởng chính mình”. Tin tưởng chính mình điều gì? Tin tưởng chính mình có Phật tánh, tin tưởng chính mình có thể làm Phật, đây là điều kiện đầu tiên. Chính mình không tin tưởng chính mình có thể làm Phật, vậy thì bạn chắc chắn không thể thành được Phật; “Tam Tự Kinh” là một quyển sách rất quan trọng. Từ xưa, trẻ nhỏ ba, bốn tuổi đã bắt đầu học. Câu nói đầu tiên là “Nhân chi sơ, tánh bổn thiện”. “Tánh bổn thiện” này là ý nghĩa gì? Tin tưởng chính mình có thể làm Phật. Phật là tánh vốn thiện.;
Tập 67: Đích thực là người khác không có lỗi lầm, cho dù họ tạo năm ác mười nghịch, họ cũng không có lỗi lầm. Vì sao vậy? Trên kinh Vô Lượng Thọ nói rất rõ ràng: “Tiên nhân bất thiện, bất thức đạo đức, vô hữu ngữ giả”, không có người dạy họ. Nếu không có người dạy họ, chúng ta muốn trách họ thì chúng ta sai rồi. Chúng ta nghĩ xem, câu nói này trên kinh đúng hay không? Tỉ mỉ mà nghĩ, đích thực cha mẹ họ không dạy họ, trưởng bối của họ không dạy họ, thầy của họ không dạy họ, thì họ làm sao mà biết được? Cho nên họ phạm tất cả lỗi lầm, chúng ta nhất định không thể trách họ. Chúng ta có một niệm tâm trách cứ, thì tâm của chúng ta quá khắc ý rồi. Chúng ta cũng là không dễ gì mới hiểu rõ được đạo lý này, mới từ xưa kia vô số tập khí ác quay đầu lại. Thật là không dễ dàng quay đầu; Trong Phật pháp, cương lĩnh nguyên tắc thứ nhất chính là “Thiền định”. Thiền định là rút gọn của Phật pháp (Xa lìa 6 căn tiếp xác 6 trần, vì toàn là hưu ảo không thật); Giảng về Hôn trầm, trạo cử trong tu thiền;
Tập 68: Giảng về khéo tu hành: Trong kinh Vô Lượng Thọ, Phật dạy chúng ta khéo giữ ba nghiệp, chúng ta bắt đầu từ chỗ này.
“Khéo giữ khẩu nghiệp, không nói lỗi người”.
“Khéo giữ thân nghiệp, không mất oai nghi”.
“Khéo giữ ý nghiệp, thanh tịnh vô nhiễm”.
Trong “Đàn kinh” nói được rất hay: “Nếu là người chân chính tu hành thì không thấy lỗi thế gian”.
Tập 69: Giảng tiếp về phương pháp giảng Phật Pháp - Giữ Tâm bình đẳng giữa các tôn giáo; Cương lĩnh tu học của Phật pháp Đại thừa chính là Thiền định. Tổng cương lĩnh của nhà Phật là “nhân giới được định, nhân định khai mở trí tuệ”. Học Phật, càng học càng khổ não, đó là do nguyên nhân gì? Không có được pháp hỉ, không có được khinh an, hay nói cách khác, bạn tu học không đúng pháp, chắc chắn trái ngược với phương pháp lý luận của Phật pháp. Nếu như tu học đúng pháp, không luận tu học pháp môn nào, bạn nhất định đạt được pháp hỉ, khinh an/ khinh an chính là pháp hỉ sung mãn/ “Thường sanh tâm hoan hỉ”. Chúng ta phải thường lấy việc này để khảo nghiệm, để trắc nghiệm công phu của chính mình; Khinh an là tiền phương tiện của định. Khinh an không có thì không cách gì thành tựu được định. Định là một tầng cảnh giới cao hơn. Trước tiên bạn phải được khinh an, được pháp hỉ, sau đó cảnh giới thiền định mới có thể hiện tiền.
Tập 70: Giảng về cương lĩnh thứ 6 - Định Giác Chi - Điều thứ bảy là “Xả Giác Chi”. . “Định” là mấu chốt tu hành của Phật giáo chúng ta. Cương lĩnh của tu hành, tám vạn bốn ngàn pháp môn, vô lượng pháp môn đều là tu Thiền định, việc này các vị cần phải nên biết. Pháp môn khác nhau chính là phương pháp tu Thiền định khác nhau. Hiện tại chúng ta dùng phương pháp “Trì Danh Niệm Phật”, mục đích là tu Thiền định. Trong Tịnh Độ không gọi là Thiền định, mà gọi là “Nhất Tâm Bất Loạn”; “Định giác” là gì? Giác là cảnh giới trong định, cũng chính là trên kinh Kim Cang nói: “Tất cả hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ảnh”, cùng cảnh giới trước mắt chúng ta là như nhau, đều không phải chân thật. “Xả Giác Chi” là buông xả trong Tâm. Buông xả tất cả vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, dõng mãnh tinh tấn tu sáu Ba La Mật. Sau khi buông xả thì sẽ không còn lưu luyến, sẽ không còn nhớ đến;
+ Tập 71 - 72 - 73 - 74: Giảng về bát Chánh Đạo. Tám điều này là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh tinh tấn, chánh định, chánh niệm, chánh mạng; giảng Bát Chánh Đạo là muốn đem Bát Chánh Đạo ứng dụng vào trong thập thiện nghiệp đạo. Từ đó cho thấy, chúng ta thường hay tư duy thập thiện nghiệp chính là chánh tư duy. Cái này rất quan trọng. Tiêu chuẩn của việc tốt chúng ta phải biết, phàm là việc lợi ích người khác, lợi ích xã hội thì đây là việc tốt; phàm là việc lợi ích cho bản thân mà bất lợi đối với người khác, bất lợi đối với xã hội thì đây là việc ác. Tư duy thập thiện, giữ tâm thiện, tư tưởng thiện, hành vi thiện, những điều phía sau là “chánh ngữ”, “chánh nghiệp”, “chánh tinh tấn” đều là hành vi.
Các vị phải nên biết, giảng kinh cũng không cứu được chính mình, giảng kinh là thuộc về phước đức, không phải công đức. Muốn đem phước đức biến thành công đức, đại đức xưa nói với chúng ta, “tùy văn nhập quán”, vậy thì biến thành công đức. Tùy theo kinh văn, chúng ta chính mình khế nhập cảnh giới, cũng chính là nói, tùy theo kinh văn, đem quan niệm của chính mình cải đổi lại, vậy thì liền biến thành công đức.Tùy văn có thể nhập quán. Quán là quan niệm. Tùy theo kinh văn cải đổi quan niệm của chính mình, đem những loại tập khí nhiễm tập từ vô lượng kiếp đến nay thảy đều cải đổi hết, đây là người thượng thượng căn. Tấm gương tốt nhất chính là Thiện Tài Đồng Tử, một đời thành Phật.
Chánh Nghiệp là nói sự nghiệp. Khi đang tạo tác thì gọi là “sự”, cho nên thông thường chúng ta hỏi người, hiện tại anh đang làm công việc gì. Kết quả của tạo tác thì gọi là “nghiệp”. Chỗ này nói “Chánh nghiệp”, tức là Thân - Khẩu - Ý đều bao gồm ở ngay trong đó, ba nghiệp này “một chính là ba, ba chính là một”, chắc chắn không thể rời khỏi. Chánh nghiệp là bao gồm “Thập Thiện Nghiệp Đạo”. Chính mình chưa độ được mình thì làm sao có thể độ người khác? Phật nói, “không hề có việc này”, không có đạo lý này.
Chánh mạng là thù thắng nhất, luôn luôn người thế gian chúng ta gọi là “thanh cao”. Thanh là thanh bần, cho nên nói “biết đủ”. Thanh bần biết đủ, chúng ta mới có thể thật sự đoạn tham sân si. Tôi nói, thành phần dinh dưỡng hấp thu của con người cũng như là nhiên liệu vậy. Sự tiêu hao năng lượng của cơ thể con người phải cần ăn uống để bổ sung, đây là bổ sung năng lượng. Mỗi người tiêu hao năng lượng không giống nhau, giống như xe hơi vậy, có chiếc hao xăng, có chiếc ít hao, cơ thể chúng ta cũng như vậy. Sự tiêu hao năng lượng là trên 95% năng lượng tiêu hao vào trong vọng tưởng. Đối với lao tâm, lao lực thì lượng tiêu hao đó rất ít
Tập 75: Thực hành pháp môn niệm Phật: Tông Tịnh Độ dạy chúng ta an trụ ở trong Phật hiệu, pháp môn chúng ta tu là an trụ ở trên Phật hiệu. Thực ra phương pháp chế tâm của tông Tịnh Độ cũng rất nhiều, đây chính là nói phương pháp niệm Phật, đại thể chia thành 4 loại niệm Phật là (Trong mỗi một loại, lại chia thành rất nhiều loại):
1. Thực Tướng Niệm Phật
2. Quán Tưởng Niệm Phật
3. Quán Tượng Niệm Phật
4. Trì Danh Niệm Phật
Quí vị đọc kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật, trong đó nói với chúng ta mười sáu loại phương pháp, thập lục quán. Trong 16 loại quán này, tu bất kỳ pháp quán nào cũng có thể chế tâm một chỗ, đều có thể định tâm lại được, hay nói cách khác, đều có thể đoạn phiền não. Mười sáu loại pháp quán này, ta tu một loại hoặc giả là hai loại, ba loại, hợp chung lại tu đều được, vì đều thuộc về cùng một pháp môn. Trì danh niệm Phật là quán thứ 16, một loại phương pháp cuối cùng - Tương ưng với pháp thế gian.
Chúng ta muốn báo ân Phật, muốn báo ân cha mẹ, muốn báo ân chúng sanh, muốn báo ân quốc gia, trong kệ hồi hướng hàng ngày chúng ta niệm: “Trên đền bốn ân nặng, dưới cứu khổ ba đường”, làm thế nào mới thật sự báo ân? Trong pháp thế gian, nhà Nho nói: “Bất hiếu có ba, vô hậu là lớn”. Câu nói này gợi ý rất lớn cho chúng ta, thế gian là phải tiếp tục dòng dõi. Trong pháp xuất thế gian, chúng ta phải biết: “Chánh pháp trụ lâu”, đây mới có thể báo ân, chân thật là báo tứ ân, cứu tam khổ. Dù cho để lại kinh điển, tượng Phật mà không có người lĩnh hội thì cũng không hiểu, cho nên phải có truyền nhân. Nói đến truyền nhân, chúng ta đã biết tầm quan trọng của bồi dưỡng nhân tài hoằng pháp
Tập 76: Trong Đại kinh, Phật dạy bảo chúng ta: “Lìa tất cả tướng, tức tất cả pháp”. Những thứ không thể mang theo thì cần phải buông xả; nhà của ta, ta chết rồi không thể mang theo; tài sản của ta, khi ta chết, một xu cũng không thể mang theo; địa vị của ta cũng không thể mang theo; danh dự của chúng ta cũng không thể mang theo; danh vọng lợi dưỡng, không có cái gì có thể mang theo; quyến thuộc, con cháu của ta, thảy đều không thể mang theo, cho nên tất cả phải buông xả. Buông xả không phải là không gánh trách nhiệm, mà vẫn phải gánh trách nhiệm, nghiêm túc phụ trách chỉ dạy chúng, nhưng không để ở trong tâm.
Hiện nay không phải tự tánh làm chủ. Ai đã làm chủ tể vậy? Vô minh đã làm chủ, chúng tôi gọi là “vọng tâm làm chủ”. Vọng tâm là gì vậy? Vô minh. Vô minh chính là hồ đồ, không hiểu rõ chân tướng sự thật, tâm phân biệt làm chủ, tâm chấp trước làm chủ. Vọng tưởng, phân biệt, chấp trước là phiền não. Chấp trước là kiến tư phiền não, phân biệt là trần sa phiền não, vọng tưởng là vô minh phiền não, phiền não đã làm chủ Ta.
Tập 77: Nhà Phật thường nói, “phương tiện khéo léo”. Phương là phương pháp, tiện là tiện nghi. Nếu dùng lợi hiện tại mà nói là phương pháp tốt nhất, phương pháp thích hợp nhất đối với người, với việc, với vật. Do đây có thể biết, thỏa đáng nhất, tốt nhất, ổn thỏa nhất không có tiêu chuẩn nhất định, do người, do thời, do đất khác nhau. Việc này phải có trí tuệ. Người xưa thường nói “thông quyền đạt biến”, biết được vào lúc nào, gặp phải việc gì, đối với người nào phải nên nói lời nói gì, phải nên có cách làm thế nào, vận dụng rất là linh hoạt, vận dụng được rất là tốt. Cho nên “Tốc đắc thành mãn” (tốc là mau lẹ), thành tựu viên mãn hữu vi pháp, vô vi pháp. Hữu vi pháp là pháp thế gian, vô vi pháp là pháp xuất thế gian, “vi vô vi”, đó chính là pháp thế xuất thế gian, bạn đều có thể đạt được viên mãn thành tựu. Hay nói cách khác, bạn không hiểu được phương tiện, thì đối nhân xử thế tiếp vật nơi nơi đều có chướng ngại.
Trong Phật pháp, giáo huấn cơ bản là thường hay dạy bảo chúng ta, lúc trước lão sư của chúng ta mỗi giờ mỗi phút dặn bảo: “Rộng kết thiện duyên”. Rộng kết thiện duyên là gì? Chính là chuẩn bị làm nhiều phương tiện. Bạn bình thường không kết thiện duyên với người, phương tiện khéo léo của bạn không cách gì sử dụng được, người khác không tin tưởng, không tiếp nhận, hảo ý của bạn người ta xem thành ác ý. Nhân duyên của bạn không tốt, cho dù bạn có phương tiện khéo léo, bạn vẫn cứ là không thể tránh khỏi chướng ngại.
“Thập Thiện Nghiệp Đạo” này nói được cạn, nói được rất dễ hiểu. Không sát sanh thì được trường thọ. Không sát sanh là bố thí vô úy. Nếu bạn muốn được khỏe mạnh sống lâu thì không được sát sanh. Không trộm cắp thì được giàu sang; không chỉ giàu sang mà còn được địa vị; công danh phú quý, nhân hạnh là không trộm cắp. Bởi vì trong hạng mục trộm cắp có rất nhiều, không chỉ là ăn cắp tài vật, trộm danh, lừa đời trộm danh, trộm địa vị, dùng những thủ đoạn không chánh đáng mà có được thì đều thuộc về trộm cắp, cho nên không trộm cắp thì được phú quý. Không dâm thì được quyến thuộc mỹ mãn như ý, gia đình hòa thuận, gia đình hưng vượng. Nhân như thế nào thì có quả như thế đó. Phật dạy những thứ này. Những thứ này thông thường người nghe được lọt vào tai, bởi vì họ muốn được phú quý, muốn được khỏe mạnh sống lâu, muốn được gia đình mỹ mãn. Phật dạy bạn phương pháp này, bạn tu nhân thì bạn nhất định được quả báo.
Tập 78: Cô giáo hỏi có thể học một ngày 4 giờ, 2 giờ ngày và 2 giờ buổi tối? PS Tịnh Không nói: “Được, nên làm, một ngày học bốn giờ đồng hồ”. Phải liều mạng, phải phấn đấu, như vậy tương lai bạn mới có năng lực gánh vác gia nghiệp của Như Lai.
Bốn chữ “Đới Nghiệp Vãng Sanh” này không có trong kinh Phật. Hỏi đới nghiệp có vãng sanh không? Tôi mỉm cười, nói với ông: “Không vãng sanh thì thôi vậy, không cần đi đến thế giới Cực Lạc”. Ông nghe tôi nói lời nói này rồi, liền ngẩn người ra, nhìn vào tôi rất lâu. Ông không hiểu lời của tôi nói. Tôi lại nói với ông: “Nếu như không đới nghiệp vãng sanh, thế giới Tây Phương Cực Lạc chỉ có A Di Đà Phật một mình cô độc, chúng ta đến đó làm gì? Không cần thiết!”. Ông vẫn không hiểu. Sau đó tôi lại nói với ông: “Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát là Bồ Tát Đẳng Giác, ông có biết hay không?”. Ông biết, ông liền gật đầu. “Bồ Tát Đẳng Giác vẫn còn một phẩm sanh tướng vô minh chưa phá, họ có xem là đới nghiệp hay không?”. Bấy giờ ông mới tường tận. Sau đó, tôi lại hỏi ông: “Trên kinh tuy không có nói đới nghiệp vãng sanh, thế nhưng trên kinh có nói bốn cõi, ba bậc, chín phẩm hay không?”. Ông nói: “Có!”. “Nếu như không đới nghiệp thì làm gì có ba bậc, chín phẩm, làm gì có bốn cõi? Bốn cõi, ba bậc, chín phẩm là mang nghiệp nhiều hay ít. Nếu mang nghiệp ít thì phẩm vị cao, mang nghiệp nhiều thì phẩm vị thấp. Đây không phải đã rõ ràng, tường tận, thông suốt thấu đáo rồi sao? Lẽ nào nhất định phải Phật nói ra bốn chữ “Đới Nghiệp Vãng Sanh” thì chúng ta mới hiểu được?”. Vậy ông mới hiểu ra.
Trong “Cao Tăng Truyện” có ghi chép việc của Ngài An Thế Cao. Ngài nghe hiểu được ngôn ngữ của chim thú. Có mấy con chim đang kêu ở trên cây, sau khi Ngài An Thế Cao nghe rồi, nói với người: “Chúng nói là có mấy người đang đi về hướng của chúng ta, sắp đến rồi”. Không bao lâu, quả nhiên có mấy người đi đến. Mấy con chim đó nói chuyện với nhau. Tất cả động vật đều có ngôn ngữ riêng của chúng nó, Phật biết được, đây gọi là “Túc mạng thông”.
Tập 79: Giảng về “Vô úy” chính là không có lo sợ. Có bốn loại vô úy. Trong kinh luận nói, pháp vận của Thích Ca Mâu Ni Phật là mười hai ngàn năm, trong đó Chánh Pháp là một ngàn năm, Tượng Pháp là một ngàn năm, Mạt Pháp là mười ngàn năm. Chúng ta hiện ở thế kỷ thứ nhất của một ngàn năm thời kỳ Mạt Pháp, về sau vẫn còn chín ngàn năm nữa, cho nên trong Phật pháp không nói ngày tàn của thế giới, thế nhưng pháp vận của thế gian này có hưng suy, có chìm nổi.
Tập 80: Cho nên, “Thập Thiện Nghiệp Đạo” không phút giây nào rời khỏi, từ sơ phát tâm đến Như Lai địa. Pháp môn tu học càng nhiều, tám vạn bốn ngàn pháp môn, vô lượng vô biên pháp môn, bao gồm tất cả tổng cương lĩnh của pháp môn chính là “mười nghiệp thiện”. Chúng ta đọc bộ kinh này, nhất định phải có nhận biết như vậy. Ngày trước chúng ta xem thường, lơ là, đó là lỗi lầm của chính mình, là sự ngu muội của chính mình.
Học Phật bắt đầu từ Tam Quy, Ngũ Giới. Mười điều trên bạn làm được rồi thì bạn mới có tư cách quy y Tam Bảo, bạn có tư cách thọ trì chúng giới.
Bộ kinh này Phật nói ở trong Long cung. “Sa Kiệt La” là tiếng Phạn, dịch thành ý Trung văn là “nước biển mặn”. Nước biển trên địa cầu này là mặn, ở phía trước tôi cũng đã nói qua ý này với các vị rồi, “nước biển mặn” là biểu thị “Biển khổ”. Nước biển này mùi vị rất không tốt, không thể uống. Cho nên Phật ở Long cung Sa Kiệt La là biểu thị ý này, hoàn cảnh cư trú của chúng sanh thế giới Ta Bà chúng ta là biển khổ. “Long Vương” cũng là ý nghĩa biểu pháp. “Long” là rất khéo về biến hóa, thí dụ xã hội hiện tại của chúng ta, lòng người tạo nghiệp thiên biến vạn hóa. Phật chọn lựa Long cung để giảng kinh, chúng ta liền biết được Ngài có dụng ý của Ngài, biển khổ vô biên, nhân tình sự lý biến hóa không lường.
“Thập Thiện Nghiệp Đạo” không khó, nhưng tại vì sao chúng ta làm không được? Chúng ta không chịu, không bằng lòng trải qua đời sống bần khổ, ham thích hưởng thụ trên vật chất. Như vậy thì hỏng rồi. “Ham thích” là tâm tham.
Đại đức xưa dạy chúng ta “tu từ căn bản”, hiện tại chúng ta cũng biết căn bản là gì rồi, “không tham, không sân, không si” là căn bản
Nguồn - Xem các trang trong Kinh Thập thiện - PS Tịnh Không giảng