DANH MỤC
KINH PHÁP TẠNG VÀ SÁCH MINH TRIẾT MỚI
PHẦN MỘT
CÁC PHÁP TẠNG - TAM TẠNG KINH ĐIỂN
+ Trích đoạn phẩm Ưu Ba Ly thứ tám:
Ngài Ưu Ba Ly hỏi Phật:
- Thế nào gọi là Phật thuyết hết thảy các pháp? Phật tùy cơ, thích ứng với chúng hội mà thuyết, chỉ thuyết cho từng nhóm người thôi?
Phật đáp:
- Phật theo căn tính của chúng sinh và tùy thời cơ mà thuyết các pháp.
Sau này các đệ tử kết tập pháp tạng sẽ chia ra từng bộ loại một.
Khi Phật thành đạo, vì các đệ tử mà nói ra giới luật, có giới khinh giới trọng, hữu tàn và vô tàn, kết tập thành Luật Tạng.
Khi Như Lai nói về nhân quả, tội phúc, các món ràng buộc, phiền não và các nghiệp thân, khẩu, ý thì kết thành Luận Tạng.
Như Lai vì trời, người, tùy thời có thuyết pháp để khuyên họ tu tập, nói ra bộ Tăng Nhất A Hàm.
Sau lại vì những chúng sinh thông minh, nói các pháp cao sâu, gọi là Trung A Hàm, để cho những người có lợi căn theo đó mà tu tập.
Sau nữa, nói các phép tọa thiền cho những người tu thiền định học tập, nên mới thành bộ Tạp A Hàm.
Sau hết, vì phá trừ tà kiến, ngoại đạo mà nói ra bộ Trường A Hàm.
Tất cả bốn loại đó, sau kết tập thành Kinh Tạng. (Nguồn: Kinh Đại Phương Tiện Phật Báo Ân - Phẩm Ưu Ba Ly thứ tám)
A- CÁC LUẬT TẠNG: Mời xem tại đây
B- CÁC LUẬN TẠNG: Mời xem tại đây
C- CÁC KINH TẠNG: Mời xem tại đây
I- Kinh Tăng Chi Bộ - Bộ Tăng Nhất A Hàm: Mời xem tại đây
II- Kinh Trung Bộ - Kinh Trung A Hàm: Mời xem tại đây
III- Tương Ưng Bộ Kinh - Kinh Tạp A Hàm: Mời xem tại đây
IV- Bộ Trường Bộ - Kinh Trường A Hàm: Mời xem tại đây
V- Kinh Tiểu Bộ - Kinh Tiểu A Hàm: Mời xem tại đây
VI- Kinh Thủ Lăng Nghiêm: Nguồn xem trọn bộ kinh 11 quyển - Thích Nhuận Châu dịch HT Tuyên Hóa giảng giải
Xem tóm lược các Quyển kinh (Đề nghị xem bản gốc trọn bộ): Xem tại đây
Xem quyển 1 bản PDF: Xem tại đây
Xem quyển 2 bản PDF: Xem tại đây
Xem quyển 3 bản PDF: Xem tại đây
Xem quyển 4 bản PDF: Xem tại đây
Xem quyển 5 bản PDF: Xem tại đây
Xem quyển 6 bản PDF: Xem tại đây
Xem quyển 7 bản PDF: Xem tại đây
Xem quyển 8 bản PDF: Xem tại đây
Xem quyển 9 bản PDF: Xem tại đây
Xem quyển 10 bản PDF: Xem tại đây
+ Danh Mục Các Kinh Văn: Bộ Kinh ĐẠI TẠNG KINH TIẾNG VIỆT NAM VÀ BẮC TRUYỀN
+ Thống kê các Pháp Hội Tuyên Thuyết Kinh: Kinh Đại Bảo Tích: 62 Pháp Hội Kinh
D- CÁC BÀI HỎI ĐÁP - VẤN ĐÁP THÁNH HIỀN
I- VẤN ĐÁP HT TUYÊN HÓA
1- Gậy Kim Cang Héc 1 - Vấn đáp ký lục: Mời xem bản Mp3
2- Gậy Kim Cang Héc 2 - Vấn đáp ký lục: Mời xem bản Mp3
3- Gậy Kim Cang Héc - Vấn đáp ký lục: Mời xem bản PDF
2- Ngữ Lục - Lục ngữ: Những lời dạy chí lý, chí phúc nên đọc: Mời xem bản PDF
E- HƯỚNG DẪN ĐỌC TAM TẠNG KINH ĐIỂN
I- Hướng dẫn đọc Tam Tạng Kinh Điển:
Tam Tạng Thánh Điển là bộ sưu tập Văn Chương Pali lớn trong đó tàng chứa toàn bộ Giáo Pháp của Đức Phật Gotama đã tuyên thuyết trong suốt bốn mươi lăm năm từ lúc ngài Giác Ngộ đến khi nhập Niết Bàn.
Pháp của Đức Phật bao quát một lãnh vực rộng về nhiều chủ đề và được làm thành từ những lời sách tấn, giải thích và pháp lệnh.
Một cách phân loại và hệ thống hoá nào đó đã được sử dụng từ lâu đời giúp ghi nhớ kỹ, bởi vì Giáo Pháp của Đức Phật chỉ được truyền miệng từ thế hệ nầy sang thế hệ khác. Ba tháng sau khi Đức Phật Niết Bàn, Chư vị Đại Đệ Tử Phật tụng lại tất cả Giáo Pháp của Đức Từ Phụ, sau khi sưu tập chúng một cách có hệ thống và xếp loại chúng cẩn thận dưới những tiêu đề khác nhau thành những phần đặc biệt.
Những bài pháp và bài kinh nhằm cho cả tu sĩ lẫn cư sĩ, được Đức Phật giảng vào nhiều cơ hội khác nhau (cùng với một ít bài kinh được các đệ tử xuất sắc của ngài thuyết), được sưu tập và xếp loại thành những phần lớn được biết như Tạng Kinh.
Tạng lớn trong đó gồm những pháp lệnh và những lời sách tấn của Đức Phật về các phẩm hạnh, và thu thúc cả hai hoạt động thân và khẩu của tỳ khưu và tỳ khưu ni, hình thành giới luật cho họ được gọi là Tạng Luật.
Phương diện triết lý của Giáo Pháp Đức Thế Tôn sâu sắc hơn và trừu tượng hơn những bài pháp của Tạng Kinh, được xếp loại dưới tạng lớn gọi là Tạng Thắng Pháp. Thắng Pháp liên quan đến Chân Lý Tuyệt Đối, giải thích Những Chân Lý tuyệt đối và khám phá Tâm và Vật Chất và mối liên quan giữa chúng.
Tất cả những lời Phật dạy hình thành chủ đề và bản chất của Pali Canon, được chia thành ba phần gọi là Piṭakanghĩa đen là cái giỏ. Từ đó Tipiṭaka có nghĩa là ba cái giỏ hay ba tạng riêng biệt tàng chứa Giáo Lý của Đức Phật. Ở đây ẩn dụ 'cái giỏ' không có ý nghĩa nhiều như chức năng 'cất chứa' bất cứ thứ gì được đặt vào trong đó nhưng nó được sử dụng như một vật có thể chấp nhận được trong đó những pháp được trao truyền từ người nầy sang người khác như mang đất từ nơi khai thác bằng một đoàn công nhân làm việc theo dây chuyền.
Tam Tạng Thánh Điển được chia một cách có hệ thống và truyền từ đời nầy sang đời khác cùng với Chú Giải hình thành bộ sưu tập lớn về những tác phẩm văn học mà chư tu sĩ Phật Giáo phải học, nghiên cứu và ghi nhớ trong việc hoàn thành bổn phận học tập nghiên cứu.
+ Hướng Dẫn Đọc: Tam Tạng Kinh Điển - Tỳ Khưu Ni Huyền Châu dịch 2003)
II- Hướng dẫn đọc Kinh Trường Bộ - Trường A Hàm:
1- TỔNG QUAN KINH TRƯỜNG BỘ
Trường bộ Kinh (P. Dīgha Nikāya, C. 長部經) là bộ đầu trong năm bộ Kinh Pali của Phật giáo Thượng tọa bộ (Therāvāda); là tuyển tập 34 bài Kinh dài (The Long Discourses) trong Kinh tạng Pali (Sutta piṭaka), tương ứng với 30 bài Kinh Trường A-hàm (S. Dīrgha Āgama, C. 長阿含經). Khái niệm “trường” (dīgha, 長) có nghĩa đen là “dài” về số lượng chữ của từng bài kinh trong bộ này. Trên thực tế, Trường bộ Kinh là tuyển tập kinh Pali có số trang ít nhất trong 5 bộ kinh Pali (Pāḷi Nikāya).
Về số lượng, Trường bộ Kinh nhiều hơn 4 bài kinh so với bộ Kinh trường A-hàm trong văn học Hán tạng của phái Dharmaguptaka, vốn là bộ đầu tiên trong Đại Chánh tân tu Đại Tạng Kinh (大正新脩大蔵経, Taishō edition). Có 6 bài kinh trong Trường bộ kinh không có kinh tương ứng trong Trường A-hàm gồm: Kinh số 06. Kinh Ma-ha-lê (Mahāli Sutta, 摩诃梨經), kinh số 07. Kinh Xà-lợi (Jāliya Sutta, 阇利經), kinh số 10. Kinh Tu-bà (Subha Sutta, 须婆經), kinh số 22. Kinh đại niệm xứ (Mahā-Satipatthāna Sutta, 大念處經), kinh số 30. Kinh tướng (Lakkhaṇa Sutta, 相經) và kinh số 32. Kinh A-tra-nang-chi (Āṭānāṭiya Sutta, 阿吒曩胝經).
Kinh Trường bộ Kinh và Kinh Trường A-hàm có một số điểm dị biệt về thứ tự các bài kinh, cách đặt tựa đề kinh, các khái niệm và nội dung từng bài kinh. Các bài kinh có nội dung trùng lặp trong Kinh Trường bộ như các kinh số 6, 7, 10, 22 được tỉnh lược trong Kinh Trường A-hàm.
Về nội dung, Trường bộ Kinh tường thuật về các đối thoại liên tôn giáo và triết học giữa đức Phật với các đạo sĩ Sa-môn và Bà-la-môn đương thời, thông qua đó, giúp ta hình dung được các phong trào tôn giáo và triết học thời Phật; đồng thời, cho thấy triết học thực tiễn của đức Phật vượt lên trên các tôn giáo hữu thần và vô thần thời đức Phật.
Về phân loại, Kinh Trường bộ được chia thành 3 phẩm (vagga): (i) Phẩm giới uẩn (Sīlakkhandha Vagga Pāli, 戒蘊集) gồm 13 bài kinh nói về đạo đức (Sīla) chuẩn mực và thanh cao, (ii) Đại phẩm (Mahā Vagga Pāli, 大品) gồm 10 bài kinh nói về cuộc đời đức Phật và một số giáo pháp căn bản, (iii) Phẩm Ba-lê (Pathika Vagga Pāli, 波梨品) gồm 11 bài kinh giới thiệu về vũ trụ luận, cách tu của ngoại đạo, trách nhiệm gia đình, xã hội và tâm linh.
Về bản dịch tiếng Anh, hiện có 3 bản dịch Anh ngữ hoàn chỉnh và một số bản trích dịch. Quyển “Dialogues of the Buddha,” (Đối thoại của đức Phật) do T. W. Rhys Davids và C. A. F. Rhys Davids dịch, 3 volumes, NXB. Pali Text Society, năm 1899–1921 là bản dịch sớm nhất. Bản dịch của Maurice Walshe với tựa đề “The Long Discourses of the Buddha: A Translation of the Digha Nikaya” (Các bài kinh dài của đức Phật: Bản dịch kinh Trường bộ kinh) do NXB. Wisdom Publications, Boston, năm 1987; tựa gốc trong bản tiếng Anh là “Thus Have I Heard” (Tôi nghe như vầy). Bản dịch của Tỳ-kheo Sujato có tựa đề: “The Long Discourses” (Các bài kinh dài), xuất bản năm 2018 dưới dạng e-book (gồm Epub, Kindle, PDF, MS Word) miễn phí tại trang Sutta Central Net.
Ngoài ra, còn có các quyển trích dịch gồm “Long Discourses of the Buddha,” (Các bài kinh dài của đức Phật) do A.A.G. Bennett dịch và ấn hành tại Bombay năm 1964 gồm các kinh 1-16. Tác phẩm “The Buddha's Philosophy of Man” (Triết học về con người của đức Phật) do Rhys Davids tuyển dịch và Trevor Ling biên tập, NXB. Everyman, chọn dịch 10 kinh gồm các kinh số 2, 16, 22, 31. Quyển “Ten Suttas from Digha Nikaya,” (Mười bài kinh dài trong Trường bộ Kinh ) do Burma Pitaka Association ấn hành tại Rangoon, 1984, gồm các kinh 1, 2, 9, 15, 16, 22, 26, 28-9, 31.
Tại Việt Nam, bản dịch của HT. Thích Minh Châu với tựa đề: “Kinh Trường bộ”, xuất bản lần đầu năm 1972 và tái bản nhiều lần từ năm 1991 đến nay, được xem là bản dịch trung thành với nguyên tác Pali, góp phần làm thay đổi tích cực hệ thống Phật học tại Việt Nam trong hơn 4 thập niên qua.
2- TÓM TẮT NỘI DUNG THEO ĐỀ MỤC: Mời xem tại Hướng dẫn đọc Kinh Trường Bộ - Thích Nhật Từ)
III- Hướng Dẫn Đọc Kinh Trung Bộ - Trung A Hàm
1- I. TỔNG QUAN KINH TRUNG BỘ
Trung bộ Kinh (P. Majjhima Nikāya, C. 中部經) là bộ kinh quan trọng thứ hai trong năm bộ Kinh Pali (Pāḷi Nikāya) của Phật giáo Thượng tọa bộ (Therāvāda); là tuyển tập 152 bài Kinh có độ dài trung bình (Collection of Middle-length Discourses) trong Kinh tạng Pali (Sutta piṭaka), tương ứng với 220 bài Kinh Trung A-hàm (S. Madhyama Āgama, C. 中阿含經, Zhōng Ahánjīng). Khái niệm “trung” (majjhima, 中) có nghĩa đen là “trung bình, vừa” về số lượng chữ của từng bài kinh trong bộ này. Trên thực tế, Trung bộ Kinh là tuyển tập kinh Pali có số trang nhiều gần gấp 3 lần so với Kinh Trường bộ.
Về số lượng, Trung bộ Kinh ít hơn 70 bài kinh so với bộ Kinh Trung A-hàm trong văn học Hán tạng của Nhất thiết hữu bộ (Sarvāstivāda), vốn là bộ thứ hai trong Đại Chánh tân tu Đại Tạng Kinh (大正新脩大蔵経, Taishō edition). Vì khác nhau về số lượng các bài kinh, giữa Kinh Trung bộ và Kinh Trung A-hàm có sự khác biệt lớn về thứ tự các bài kinh, cách đặt tựa đề kinh, các khái niệm và nội dung từng bài kinh.
Về văn tự, kinh điển Pali thường được phân bổ theo chiều dài (pamāṇa) của Kinh. Trường Bộ Kinh là tuyển tập 32 bài kinh có chiều dài dài nhất (dīghappamāṇānaṁ suttānaṁ). Trung Bộ Kinh là tuyển tập 152 Kinh có chiều dài trung bình (majjhimappamaaṇāni suttāni). Tương Ương Bộ Kinh gồm 7762 bài kinh. Tăng chi bộ Kinh là tuyển tập 9557 bài Kinh liên hệ đến pháp số, bắt đầu từ số một đến số 11. Tiểu Bộ Kinh là tuyển tập 15 bộ Kinh theo chủ đề. Thực ra, các phân loại tuyển tập kinh như vừa nêu cũng không tuyệt đối lắm. Ví dụ, có những bài kinh trong Kinh Trường bộ có số trang ngắn hơn các Kinh Trung bộ, Kinh Tương ưng và Kinh Tăng chi.
Về người giảng kinh, phần lớn các bài Kinh Trung bộ do đức Phật trực tiếp giảng dạy cho các đệ tử xuất gia và tại gia. Cũng có một số kinh đức Phật yêu cầu A-la-hán Xá-lợi-phất tuyên giảng thay cho ngài (3, 5, 9, 24, 28, 43). Có kinh do ngài Mục-kiền-liên nói (15, 37, 50). Có 9 kinh do A-nan-đa nói. Có kinh do Ca-chiên-diên nói (18, 23). Có kinh dưới dạng đối thoại giữa đệ tử Phật và người khác đạo (27, 44). Có kinh do Trưởng lão Ni Dhammadinnà trả lời vấn đáp (44). Một số bài kinh được các vị thánh A-la-hán khác giảng sau khi đức Phật qua đời. Đọc Kinh Trung bộ khắc họa bức tranh toàn diện về cuộc đời đức Phật và những lời dạy minh triết của đức Phật trong 45 năm truyền bá chân lý và đạo đức.
Về đối tượng thính chúng trong Trung Bộ Kinh, người nghe pháp rất đa dạng. Các kinh nói cho các thành phần Tăng đoàn (1, 2, 21, 61, 62). Các kinh nói về các tôn giáo khác (13, 77, 101), về vua chúa (82), về cư sĩ (143), về tướng cướp (86), về Thiên và ma vương (49, 50). Có 36 Kinh nói cho từng đối tượng khác nhau (chẳng hạn các kinh mang số 8, 12, 23, 30, 41, 42, 36, 50); trong khi các kinh còn lại nói cho đại chúng.
Về nội dung, Kinh Trung bộ chứa đựng tất cả những triết học quan trọng của đức Phật, trải dài 45 năm hoằng truyền chân lý của đức Phật bao gồm thế giới quan không có nguyên nhân đầu tiên; nhân sinh quan lấy con người làm nhân bản; chính trị quan dựa trên chủ nghĩa pháp quyền được sự hỗ trợ bởi chân lý; xã hội quan không giai cấp, mọi người bình đẳng, công bằng, dân chủ; đạo đức quan dựa vào sự phòng phi, chỉ ác, dương thiện và hành thiền; tu đạo quan gồm sự hoàn thiện trí tuệ, đạo đức và thiền định, và giải thoát quan gồm sự chấm dứt luân hồi, chứng đắc các quả thánh A-la-hán. Ngoài ra, Kinh Trung bộ còn có một số bài kinh đối thoại liên tôn giáo và triết học giữa đức Phật với các đạo sĩ Sa-môn và Bà-la-môn đương thời, cũng như giữa các đệ tử đức Phật với các đạo sĩ khác tôn giáo.
Về phân loại, Kinh Trung bộ được chia thành 3 phần (paṇṇāsa), hai phần đầu gồm 50 bài kinh/ phần, riêng phần cuối có 52 bài kinh. Trong mỗi phẩm lại chia ra 5 nhóm (vagga), mỗi nhóm 10 bài kinh, riêng phẩm thứ 15 gồm 12 bài kinh. Cấu trúc 3 phần và 15 phẩm của Kinh Trung bộ được tóm tắt như sau:
(i) Phần căn bản (Mūlapaṇṇāsa, 根本分) 50 bài kinh đầu tiên, gồm (a) Phẩm pháp môn căn bản (Mūlapariyāyavaggo, 根本法門品) gồm các kinh 01-10, (b) Phẩm Sư tử hống (Sīhavaggo, 師子吼品) gồm các kinh 11-20, (c) Phẩm pháp thí dụ (Opammavaggo, 譬喻法品) gồm các kinh 21-30, (d) Phẩm song đại (Mahāyamakavaggo, 雙大品) gồm các kinh 31-40, (e) Phẩm song tiểu (Cūḷayamakavaggo, 雙小品) gồm các kinh 41-50;
(ii) Phần giữa (Majjhimapaṇṇāsa, 中分) có 50 bài kinh theo thứ tự 51-100 gồm có (a) Phẩm cư sĩ (Gahapativaggo, 居士品) gồm các kinh 51-60, (b) Phẩm Tỳ-kheo (Bhikkhuvaggo, 比丘品) gồm các kinh 61-70, (c) Phẩm Tịnh hạnh giả (Paribbājakavaggo, 普行者品) gồm các kinh 71-80, (d) Phẩm vương (Rājavaggo, 王品) gồm các kinh 81-90, (e) Phẩm Bà-la-môn (Brāḥmaṇavaggo, 婆羅門品) gồm các kinh 91-100;
(iii) Phần thượng (Uparipaṇṇāsa, 上分) có 52 bài kinh theo thứ tự 101-152 gồm: (a) Phẩm Thiên tý (Devadahavagga, 天臂品) gồm các kinh 101-110, (b) Phẩm bất đoạn (Anupadavaggo, 不斷品) gồm các kinh 111-120, (c) Phẩm không (Suññātavaggo, 空品) gồm các kinh 121-130, (d) Phẩm phân biệt (Vibhaṅgavaggo, 分別品) gồm các kinh 131-140, (d) Phẩm đại xứ phân biệt (Saḷāyatanavaggo, 六處分別品) gồm các kinh 141-152).
Điểm đặc biệt của Trung Bộ Kinh là nhóm 4, tức các kinh mang số thứ tự từ 40 đến 50, có cấu trúc “bộ” hay “song đôi” (yamakavagga), cứ hai Kinh gồm một tựa đề. Kinh thứ nhất với tiếp đầu ngữ Cūḷa (tiểu kinh) là kinh ngắn hơn; trong khi đó, với tiếp đầu ngữ Mahā (đại kinh) là kinh dài hơn. Trên thực tế, có tất cả 17 cặp kinh như vậy, nằm rãi rác trong toàn Kinh Trung Bộ. Trật tự, tiểu kinh trước đại kinh không được nhất quán, và do đó, có lúc đại kinh đứng trước. Có trường hợp, tiểu kinh không nhất thiết theo sau hay đứng trước đại kinh, mà chúng cách nhau khá xa (ví dụ, kinh có số thứ tự 109, 110).
Về các bản dịch tiếng Anh trọn bộ, Kinh Trung bộ được dịch nhiều hơn bốn bộ còn lại của Kinh điển Pali. Bản dịch đầu tiên của Lord Chalmers với tựa đề “Các đối thoại của đức Phật” (Further Dialogues of the Buddha), 2 tập, London, Pali Text Society, 1926-27. NXB. Ann Arbor thuộc Đại học Michigan tái bản theo yêu cầu;
Isaline Blew Horner dịch với tựa đề “Kinh về các lời dạy có chiều dài trung bình” (The Book of Middle Length Sayings), 3 tập, do Pali Text Society, Bristol, xuất bản năm 1954-59;
David W. Evans dịch “Các bài giảng của Phật Gotama: Tuyển tập kinh trung bình” (Discourses of Gotama Buddha: Middle Collection), NXB Janus Pubns, 1991;
Tỳ-kheo Nanamoli và Tỳ-kheo Bodhi dịch với tựa đề “Những bài kinh trung bình của đức Phật: Dịch Trung Bộ kinh” (The Middle Length Discourses of the Buddha: A Translation of the Majjhima Nikaya), xuất bản lần đầu vào năm 1960, được Bhikkhu Bodhi hiệu đính với tựa đề (The Middle Length Discourses of the Buddha), 2 tập, (Somerville: Wisdom Publication, 1995; và Boston: Wisdom Publications, 2009);
Tỳ-kheo Sujato dịch với tựa đề “Các bài kinh trung bình” (The Middle Discourses), xuất bản online tại SuttaCentralNet, 2018.
Ngoài ra, còn có các bản tuyển dịch Kinh Trung bộ. Sớm nhất là Tỳ-kheo Nanamoli dịch với tựa đề “Kho báu lời Phật dạy” (A Treasury of the Buddha's Words), Tỳ-kheo Khantipalo hiệu đính, xuất bản tại Bangkok;
Hội kinh tạng Miến Điện tuyển dịch “25 bài kinh trong 50 bài đầu của kinh Trung bộ” (Twenty-Five Suttas from Mula-Pannasa), 1986, “25 bài kinh trong 50 bài giữa của kinh Trung bộ” (Twenty-Five Suttas from Majjhima-Pannasa), 1987, và “25 bài kinh trong 50 bài cuối của kinh Trung bộ”(Twenty-Five Suttas from Upari-Pannasa), 1988 do NXB. Myanmar Pitaka Association ấn hành tại Rangoon và được NXB. Sri Satguru, Delhi, tái bản tại Ấn Độ.
Tại Việt Nam, bản dịch của HT. Thích Minh Châu với tựa đề: “Kinh Trung bộ”, 3 tập, là bản dịch trung thành với nguyên tác Pali, xuất bản lần đầu năm 1978, tái bản năm 1986, 1992. Ấn bản mới nhất được Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tái bản năm 2012, gộp thành 2 tập.
Về tài liệu tham khảo cho Kinh Trung bộ trong tiếng Việt có Luận án tiến sĩ của Trưởng lão Thích Minh Châu tại Đại học Nalanda năm 1961 là “So sánh kinh Trung A-hàm chữ Hán và kinh Trung Bộ chữ Pàli” (A Comparative Study of the Chinese Madhyama Agama and the Pali Majjhima Nikaya) được Ni trưởng Trí Hải dịch và xuất bản năm 1998.
Ngoài ra, còn có quyển “Tóm tắt Kinh Trung Bộ”, 3 tập, của Trưởng lão Thích Minh Châu, NXB. Văn Hóa Sài Gòn, 2010; quyển “Tìm hiểu Trung Bộ Kinh”, 3 tập, của Thích Chơn Thiện, NXB. Tôn Giáo, 2004; quyển “Toát yếu Kinh Trung Bộ”, 3 tập, NXB. Tôn Giáo, 2010; và quyển “Hướng dẫn đọc Kinh Trung bộ, 2 tập, của Thích Nhật Từ, NXB. Hồng Đức, 2020.
Kinh Trung bộ lần đầu được Trưởng lão Thích Minh Châu giảng dạy tại phân khoa Phật học, Đại học Vạn Hạnh từ năm 1964-1975, sau đó, tiếp tục dạy tại Trường Cao cấp Phật học Việt Nam (1984-1997) nay là Học viện Phật giáo Việt Nam (HVPGVN) tại TP.HCM, Thiền viện Vạn Hạnh và Tịnh xá Trung Tâm. Hiện tại, kinh này được dạy HVPGVN tại Hà Nội, tại Huế cũng như tại một số trong 9 trường Cao đẳng Phật học và một số trong 35 trường Trung cấp Phật học trên toàn quốc.
Ngoài Trưởng lão Thích Minh Châu, các vị tôn túc có công giảng dạy Kinh Trung bộ gồm có HT. Thích Chơn Thiện, HT. Thích Thiện Tâm, Ni trưởng Trí Hải. Từ năm 2005, tại giảng đường Chùa Xá Lợi, tôi là người giảng trọn bộ Kinh Trung bộ gồm 252 buổi, mỗi buổi 90-120 phút. Toàn bộ các file âm thanh được phổ biến trên PhatAm.com và ChuaGiacNgo.com
Bản dịch Kinh Trung bộ của Trưởng lão Thích Minh Châu và sự giảng dạy kinh này tại Việt Nam trong hơn 5 thập niên qua đã góp phần làm thay đổi tích cực nền Phật học tại Việt Nam, giúp nhiều thế hệ Tăng, Ni Việt Nam không còn xem kinh điển Pali là kinh điển Tiểu thừa nữa, thực tế, là tuyển tập kinh nền tảng nhất về Phật học. Sự xuất bản kinh này tại Việt nam đã thúc đẩy sự hợp tác giữa Phật giáo Thượng tọa bộ và Phật giáo Đại thừa trong phạm vi Giáo hội Phật giáo Việt Nam và các Phật sự chung trên toàn quốc.
2- TÓM TẮT NỘI DUNG THEO ĐỀ MỤC: Mời xem tại Hướng dẫn đọc Kinh Trung Bộ
III- Hướng Dẫn Đọc Kinh ....
PHẦN HAI - CÁC SÁCH MINH TRIẾT MỚI
CỦA THÁNH ĐOÀN VÀ CÁC CHÂN SƯ MINH TRIẾT
A- SÁCH MINH TRIẾT MỚI CỦA CHÂN SƯ DK
Thánh Đoàn gồm các Chân Sư Minh Triết đang hướng dẫn Nhân loại tiến hóa qua hệ thông giáo lý của đức Phật và Minh Triết Mới, trong đó đức Chân Sư D.K ra loạt sách Minh Triết mà Nhân loại có thể dùng trong Thời Bảo Bình này với Thiên niên kỷ này, với thời gian khoàng 1.200 năm tới.
Mời quý vị đọc giáo ký của các Ngài tại: Minh Triết Mới
B- SÁCH MINH TRIẾT MỚI KHÁC
Mời xem các Sách của Hội Thông Thiên Học tại: Thông Thiên Học
PHẦN BA - PHÁP THẾ GIAN
CÁC KINH ĐIỂN ĐÔNG TÂY VỀ DỊCH HỌC
A- DỊCH HỌC ĐÔNG PHƯƠNG
I- CHU DỊCH VÀ DỰ ĐOÁN HỌC
II- TỨ TRỤ DỰ ĐOÁN HỌC
III- TỬ VI DỰ ĐOÁN HỌC
IV- PHONG THỦY HỌC
B- KHOA HỌC TÂY PHƯƠNG
I- VŨ TRỤ VÀ THÁI DƯƠNG HỆ