TRUNG TÂM TƯ VẤN NHÂN MỆNH HỌC

THÔNG BÁO
TƯ VẤN VỀ VẬN MỆNH - CẢI MỆNH - CHỮA BỆNH = TÂM LINH

Với hơn 25 năm nghiên cứu và thực nghiệm về Dịch học, Số mệnh và Phong Thủy, Cấu tạo con người và Tâm thức, thực hành Phật Pháp nhiệm mầu. Chúng tôi hiện thường xuyên tổ chức Tư vấn Tu Cải mệnh miễn phí với các đối tượng là người mong muốn hiểu về Số mệnh, tin sâu Nhân Quả nguyên nhân chính gây ra tâm trạng lo âu, sợ hãi, thất nghiệp, nợ lần, phá sản, chia ly, bệnh đau hành hạ ... dẫn đến buồn nản, khổ đau và bế tắc, rễ bị trầm cảm. Khi quý vị nhận thức ra "Thân người khó được" đúng như đức Phật dậy, sau bao kiếp sống bị đọa lạc lưu đầy trong các cõi địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh ... mới có lại Thân người của kiếp này (Cũng là kiếp sống bắt buộc phải tái sinh để nhận Quả báo, để trả nghiệp do chính mình đã tạo tác ra từ nhiều kiếp trước, cho lên chết không phải là hết, nhân duyên nợ lần chắc chắn phải trả, không kiếp này thì kiếp sau phải trả, cho dù phải trải qua bao kiếp sống luân hồi nữa là vậy). Cho nên, thường thì tháng sinh kiếp này là tháng tử vong của tiền kiếp là vậy. Với ngày giờ sinh ra đời cho chúng ta biết sơ bộ về "Kịch bản" mỗi người "phải Diễn" trên sân khấu cuộc đời - Nếu không tu hành, họ thường sẽ buộc phải nhận lãnh Quả báo đã an bài sẵn ngay từ khi sinh ra, cho đến khi chết đi là vậy. Hãy tu hành tinh tấn là con đường duy nhất để Cải mệnh mạnh mẽ, nhiệm mầu nữa!

+ Thời gian Tư vấn miễn phí: Vào sáng thứ bảy hàng tuần, xin liên hệ trước để tiện tiếp đón chu đáo: Xem: VPTV Số mệnh
+ Các quy định và tiện ích của chúng tôi giúp phục vụ quí khách tốt nhất: Các quy định và hướng dẫn   

    Nhân Trắc Học kính chúc quí vị vạn sự như ý!

Đạo Của Người Quân Tử - Thiện tri thức

PHÁP TU HÀNH
THÀNH NGƯỜI QUÂN TỬ - THIỆN TRI THỨC

Phật pháp ở thế gian không phá hoại pháp thế gian!

PHẦN I
ĐẠO LÀM NGƯỜI HIỀN TÀI - THIỆN TRI THỨC - NGƯỜI QUÂN TỬ

I- Đạo Đức Là Gì:

=> ĐẠO ĐỨC LÀ GỐC CỦA ĐẠO LÀM NGƯỜI.

Đức Phật dậy "Chỉ những ai có đủ đạo đức lương thiện là cao cấp, còn lại là ti tiện"

II- ĐỨC HẠNH CỦA NGƯỜI HIỀN TÀI (Theo Ngũ thường):

"NGƯỜI HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ QUỐC GIA"

Người Thiện lành có điểm rất khác biệt với Người Hiền tài (Còn gọi là Người Quân Tử - Người Thiện Tri Thức) qua Ngũ thường, cụ thể:

1- Ngũ Thường: Năm yếu tố mà thiếu một thì không thể thành người quân tử đúng nghĩa.
               
NHÂN (Nhân hậu) - NGHĨA (Chính nghĩa) - LỄ (Lễ phép) - TRÍ (Trí tuệ) - TÍN (Uy tín)

1.1- Bốn thường: NHÂN (Nhân hậu) - NGHĨA (Chính nghĩa) - LỄ (Lễ phép) - TÍN (Uy tín)

1.2- Mười hai đức: Hiếu - Để - Trung - Tín - Lễ - Nghĩa - Liêm - Sỉ là 8 đức tánh căn bảnCòn bốn đức hạnh: Nhân - Ái - Hòa - Bình => Giao tiếp lợi mình và lợi người hay Tự lợi và lợi tha nhân.

=> Đây là bốn thường và tám đức của người Thiện nam - Tín nữ cần thành tựu cùng với Ngũ luân, mời quí vị đọc tại trang: Đạo Làm Người Thiện Nam - Tín Nữ

1.2- CHỮ TRÍ: Đức thứ năm là Trí Tuệ cũng chính là điểm khác biệt giữa người Thiện lànhNgười Hiền Tài mà ở đây chúng ta cùng xem xét giáo lý liên quan đến Trí Tuệ và cao hơn là Trí Huệ của hàng Đại Thiện Tri Thức - Đại Bồ Tát.

+ Người Trí Tu trì đủ 12 Đức Hạnh nêu trên thì xứng Danh là Người Quân Tử/ Thiện Tri Thức, nó cũng tương ứng việc tu trì thành tựu Giới - Định - Tuệ trong Phật giáo. (Nguồn: PS Tịnh Không giảng)

PHẦN II
TRÍ TUỆ HIỂU THEO THẾ GIAN

I- Trí Tuệ

1- Trí Tuệ: Là trí tuệ biết suy nghĩ phân biệt, loài động vật không thể có được - Đây là sự khác biệt giữa Người và Thú.

2- Trí Tuệ Phân Biệt - Trí Nhị Nguyên: Trí (trong "trí tuệ") là sự thông biết lý lẽ, phân biệt thiện ác, đúng sai. Ứng với Thủy trong ngũ hành. Nói đơn giản là lý trí, chẳng phải theo tình cảm mà làm việc. Lý trí là khả năng hiểu biết và phân biệt tốt xấu, đúng sai, việc quan trọng và ít quan trọng, thường tự trách mình, thường tránh không gây tạo chia rẽ, hận thù, thường dùng lời nói bình hòa giúp người đúng lúc, đúng chỗ và đúng pháp ...

II- Các Nhóm - Loại Trí Tuệ

1- Ba nhóm trí tuệ mãnh liệt kích động bản chất dục vọng:
1.1. Người hướng nội về mặt trí tuệ.
1.2. Tự ám ảnh, cô lập, tính tự cao tự đại hoang tưởng.
1.3. Người hướng ngoại về mặt trí tuệ.

2- Các loại Trí Khôn - Trí Thông Minh: 
2.1. Trí thông minh về không gian: Dễ dàng hình dung, mô tả cảnh quan, tưởng tượng thế giới theo chiều không gian 3D.
2.2. Trí thông minh Tự nhiên: Nhanh chóng hiểu được cơ chế của sự sống, sinh vật và các hiện tượng thiên nhiên.
2.3. Trí thông minh Âm nhạc: khả năng thẩm âm tốt, nhạy cảm với nhịp điệu và âm thanh
2.4. Trí thông minh Logic - Toán học: nhanh nhạy với số liệu, khả năng suy luận tốt, tổng hợp thông tin thành các giả thiết và có khả năng chứng minh chúng.
2.5. Trí thông minh triết học: Thường có những đắn đo, suy ngẫm về các vấn đề mang tính triết học như các câu hỏi: ý nghĩa của cuộc đời là gì?
2.6. Trí thông minh cảm xúc: Có khả năng thấu cảm, nhận biết cảm xúc của người khác và nhanh chóng hiểu ý nghĩ của họ.
2.7. Trí thông minh vận động: Khả năng điều khiển vận động của cơ thể, thể hiện sự khéo léo trong các hoạt động thể chất.
2.8. Trí thông minh Ngôn ngữ: Khả năng dùng từ ngữ để biểu đạt tốt, dễ dàng viết văn hoặc phát biểu ý kiến.
2.9. Trí thông minh nội tâm: Hiểu rõ bản thân, làm chủ cảm nhận về bản thân cũng như luôn xác định được điều mình muốn. Nguồn: Xem tại đây

III- Bộ Óc và Trí Nhớ:

PHẦN III
TRÍ TUỆ HIỂU THEO MINH TRIẾT VÀ PHẬT PHÁP

I- Năng Lượng Trí Tuệ

1- Nguyên khí trí tuệ

2- Trí Tuệ chất

II- Trí tuệ tiến hóa

1- Trí tuệ tiến hóa qua nhiều kiếp sống phát triển trí tuệ và tư duy đúng, cho đến một lúc nào đó chúng ta trải nghiệm đủ cả 2 cấp độ cao và thấp của trí tuệ. Trong sự phát triển, chúng ta tiến từ nhận thức trong hạ trí cụ thể đến nhận thức trong trí trừu tượng. Trí cụ thể:
1. Thu đạt kiến thức.
2. Nhận và xử lý thông tin từ 5 giác quan.
3. Phân biệt, phân chia, phân tích, liên lệ, suy nghĩ, học hỏi và suy diễn sự việc.
4. Tạo hình tư tưởng, hình ảnh, lời nói.
5. Nằm trong cảnh giới của ảo tưởng cho đến khi nó không còn bị tác động bởi dục vọng, kiêu căng và định kiến.
6. Sáng tạo bởi vì năng lượng theo tư tưởng.

Hạ trí chịu trách nhiệm về khả năng nhận thức của chúng ta. Gồm việc suy nghĩ, suy luận, phân tích, so sánh, học tập, hình dung và phân biện. Tất cả các hoạt động thông thường của não bộ thuộc về trí cụ thể. Não bộ - Thành phần của thể xác và nó không suy nghĩ. Nó đơn giản là một công cụ tinh tế nhất đáp ứng với hoạt động của thể trí và chuyển nó thành hành động trong cõi hồng trần.

2- Người trí học minh triết: ... Đức Phật bảo A-nan: Hôm nay Như Lai chân thật nói với ông, những người có trí cần phải dùng ví dụ mới được khai ngộ.
"Vì khi quý vị thực sự có trí tuệ thì quý vị có thể hiểu được mười điều khi chỉ cần nghe một điều - Đó là có trí tuệ chân chính. “Người trí” mà trong kinh văn nói đến không phải là người có trí tuệ chân chánh mà là những người có trí thức thông thường, không cao không thấp. Họ có thể được giác ngộ thông qua việc sử dụng những thí dụ. Nhưng nếu những người chậm lụt, thiếu trí tuệ, nếu đưa cho họ một ví dụ, họ sẽ không hiểu nổi" (Nguồn: Giảng Kinh Thủ LN-Q1- Phần kinh văn)

III- Thể trí

1- Hạ trí

2- Thượng trí

3- Các loại Thể trí theo Bảy Cung Năng Lượng

PHẦN IV
CÁC LOẠI NGƯỜI TRÍ TUỆ

I- Các Đức hạnh Của Người Trí.

2- Thường nghiêm trì giới luật: Không sát sanh - Không trộm cắp - Không tà dâm - Không nói dối - Không nói hãi lưỡi - Không nói ác - Không nói lời vô nghĩa - Không tham lam - Không sân giận - Không si mê tà kiến. Xem: Pháp tu Thập thiện nghiệp đạo

3- Thường hành bố thí: Bố thí tài - Bố thí pháp - Bố thí vô úy tùy theo sức của mình như lời Phật dậy. Tùy duyên hướng dẫn người thiện lành tu học chánh pháp và các phương pháp bố thí Ba la mật.

4- Tu bát chánh đạo: Họ hiểu rõ đời sống nhân gian - Luân hồi toàn là khổ đau. Họ tham thiền và tu Giới - Định - Tuệ để có trí tuệ chân chánh. Họ tu hành để không bị đọa lạc vào ba cõi thấp toàn là khổ đau tột cùng, họ cũng tu hướng đến giải thoát luân hồi sinh tử.
* Pháp tu thiền định: Để phát triển trí huệ chân thật: Mời xem tại đây

5- Tu bảy giác chi: Để khéo giác ngộ tất cả các pháp.

6- Thường tu tâm dưỡng tánh: Thường Tham thiền tuệ tri "Thanh luyện thân tâm" theo Thánh hiền dạy: Mời xem tại đây

7- Tu pháp phương tiện: Để có cái vui của hữu vi và cái vui của vô vi, nhằm giúp những người cùng tu trên con đường đạo.

Còn nhiều pháp tu trợ đạo khác. Cụ thể có ba mươi bảy phẩm trợ đạo như đức Phật dậy.

8- LỜI PHẬT DẠY VỀ SỰ NHÌN THẤU ĐỂ CÓ MỘT CUỘC SỐNG HẠNH PHÚC
- KHÔNG TRANH CHẤP LÀ TỪ BI
- KHÔNG TRANH LUẬN LÀ TRÍ TUỆ
- KHÔNG NGHE THẤY LÀ SỰ THANH TỊNH
- KHÔNG QUAN SÁT LÀ SỰ TỰ TẠI
- KHÔNG THAM LAM LÀ BỐ THÍ
- BỎ ÁC LÀ CÁI THIỆN
- SỬA ĐỔI BẢN THÂN LÀ SÁM HỐI
- NHÚN NHƯỜNG CHÍNH LÀ LỄ PHẬT
- THA THỨ LÀ GIẢI THOÁT
- BIẾT ĐỦ CHÍNH LÀ BIẾT BUÔNG BỎ
- LỢI CỦA MỌI NGƯỜI CHÍNH LÀ CÁI LỢI CỦA BẢN THÂN.
* NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

II- Người Trí Chưa Phát Triển: Với người hạ căn - Thiếu trí tuệ thì tiêu chuẩn này với người thiện nam - Tín nữ được hiểu là không có bị nghiện ngập như nghiện riệu - Sì ke ma túy ..., họ không phải là người học hiểu nhiều. Điểm yếu trong tu hành là rễ tin người, bị lầm lạc vào con đường tà đạo, rễ bị ngoại đạo dụ giỗ vào đường tà, xa rời đường chánh. Vậy lên, họ cần vun bồi lòng tin sâu Tam Bảo - Phật, Bồ Tát thì tu hành vẫn thành tựu chắc chắn, không có trở ngại, đôi khi còn là điểm mạnh (Ví như trong tu thiền định, họ ít chữ, tâm không tán loạn, chẳng kiêu mạn).

III- Người sống thiên về trí:  Đây là những người tiến hóa và các đệ tử đủ mọi cấp. Những người này có cách sống chính yếu là tập trung vào trí. Người thiên về trí, tức Phàm Ngã hội nhập, hoạt động theo hai cách tất nhiên là tùy vào mức độ hội nhập đã đạt được. Có 2 loại hội nhập:
3.1– Loại Phàm Ngã hội nhập tập trung vào trí và có được mối liên giao luôn luôn tăng tiến với linh hồn.
3.2– Bậc đệ tử, có Phàm Ngã hội nhập một cách nhanh chóng vào linh hồn và được hóa nhập bởi linh hồn. (CTNM, 487–488, 498)

IV- Trí tuệ của người quân tử - Thiện tri thức.

1- Là người trí tuệ đã giác ngộ: Là người đã học hiểu phật pháp - Xóa bỏ vô minh - Xa lìa tà kiến. Họ tin sâu nhân quả - Luân hồi bằng hiểu biết chân thật với trí tuệ phân biện. Tin kính Tam Bảo - Hộ trì chánh pháp. Không rễ bị rơi vào tà kiến, không rễ bị ngoại đạo lừa dối. Không mê đắm cảnh giới ảo ảo của quỷ thần. Điểm yếu là họ rễ kiêu mạn, coi thường người khác rất tai hại.

2- Ngộ chữ Ý trong Thân Khẩu Ý thuộc Thập thiện - Người Trí đã giác ngộ đạo Phật - Người Thiện tri thức:
.... Hiền Nhân đi, ròng rã tìm được bực minh sư xin làm Sa môn, vào núi tu hành. Chẳng bao lâu, Hiền Nhân tự ngộ được Ý:
1. Thương xót chúng sanh như mẹ thương con.
2. Muốn độ thoát cho thế gian khốn khó.
3. Dứt trừ được tâm niệm ngu si.
4. Gặp vui không mừng mà gặp khổ cũng không lo ngại.
5. Hiểu được ý đạo, tâm thường vui vẻ.
6. Giữ gìn không phạm một tội lỗi nào.
7. Dứt trừ được tham, dâm.
8. Dứt trừ được sự giận dữ.
Người lại còn trừ được năm món dục lạc. Mắt không còn tham đắm hình sắc trần gian. Tai không còn tham đắm âm thanh vi diệu. Mũi không nhiễm mùi hương ngây ngất. Lưỡi không ưa thích vị ngon và thân không còn ưa lụa là và cảm giác êm dịu. (Nguồn: Kinh Hiền Nhân)

2- Người trí biết được: 
- Người có trí tuệ thường biết 45 việc:
1) Sửa sang nhà cửa;
2) Gây một không khí hòa hợp trong gia đình;
3) Giao thân với chín họ;
4) Tin ở bè bạn;
5) Theo học với bực minh sư;
6) Làm việc gì quyết cho thành tựu;
7) Tài trí cao rộng;
8) Mọi hành vi đều hướng về việc lành;
9) Giàu sang thì lo làm việc ân đức;
10) Tạo tác và sửa sang đều phải thận trọng;
11) Có của phải mở mang sự nghiệp;
12) Không giao của cải cho con cái nếu chúng còn nhỏ;
13) Kết bạn với người hiền;
14) Không quá tin những ai mới vừa quen biết;
15) Tiền của ở chỗ huyện quan phải đem về đừng để lâu;
16) Mua bán đổi chác phải thật thà không hề lừa gạt;
17) Dời ở nơi nào phải đến xem trước;
18) Đến đâu phải biết đó là giàu hay nghèo, quý hay tiện;
19) Phải giao thiệp thân cận với người lành;
20) Phải nương vào một thế lực;
21) Đừng tranh hơn kém với kẻ cường bạo;
22) Xưa giàu mà nay suy thì có thể mong phục hưng gia nghiệp;
23) Nếu là bần khổ thì đừng có cao vọng to tát;
24) Có của quý không nên khoe với người;
25) Việc bí mật đừng nói cho vợ nghe;
26) Làm vua phải kính người hiền đức;
27) Phải ở ăn có hậu, nhất là với các bậc trung tín;
28) Nếu là thanh liêm, có thể dùng trị nước, hay có thể đứng ra trị nước;
29) Gặp việc phải lập công to;
30) Trong công việc giáo hóa, lấy sự hiếu thuận làm căn bản;
31) Phép của ông thầy là quý sự ôn hòa, như thế học trò đủ cung kỉnh;
32) Thầy có nhiều học trò phải dạy chúng làm điều trung nghĩa;
33) Làm thuốc phải có hiệu nghiệm, nghề còn vụng chớ đem ra thi thố;
34) Đau ốm phải nghe lời thầy thuốc;
35) Ăn uống phải giữ cho có độ lượng;
36) Có của ngon vật lạ chia xẻ cho nhau đừng tiếc;
37) Cho ai hoặc cho ai mượn gì phải tự tay mình trao cho họ;
38) Làm chứng cớ cho người chính;
39) Đừng vu oan cho kẻ không tội;
40) Can gián sự oán giận và làm cho sự thuận thảo trở về giữa hai người;
41) Nhẫn nại và xa lánh việc ác;
42) Đừng phân biệt giàu nghèo mà ở với người;
43) Lấy sự thuận hòa làm quý;
44) Theo đạo thì phải giữ giới;
45) Lấy sự trong sạch làm quý hơn tất cả. (Nguồn: Kinh Hiền Nhân)

3- Người trí: ... Có mười sự chứng tỏ đó là người trí:
Một là biết kẻ hiền người ngu; Hai là biết kẻ sang người hèn; Ba là biết kẻ giàu người nghèo; Bốn là biết việc nào khó việc nào dễ; Năm là biết việc nào đáng bỏ việc nào nên làm; Sáu là biết nhiệm vụ của mình; Bảy là vào nước nào biết được phong tục của nước đó; Tám là biết được chỗ trở về; Chín là học rộng hiểu nhiều; Mười là biết được túc mạng.
Mười việc đó chứng tỏ người có trí. Kinh dạy: "Khi tai nạn gấp rút mới biết được lòng bạn, có đánh nhau mới biết kẻ yếu người mạnh, có luận nghị mới biết được người trí, lúc cơm thua gạo kém mới biết người có lòng nhân." (Nguồn: Kinh Hiền Nhân)

PHẦN V
Bậc Thiện Tri Thức - Đại Thiện Tri Thức
(Những vị Thầy đáng kính chúng ta cần theo học)

1- Bậc Thiện tri thức: Trích Bồ tát Văn Thù sư Lợi hỏi Phật: Hành trì làm sao tên là thiện trí thức?
Đức Phật nói: Thiện trí thức tâm tánh mềm mỏng hòa nhã, giới hạnh tinh chuyên, lòng không tham lam tật đố, không ái luyến vật chất, tâm thường bình đẳng, ý không thương ghét. Có đại phương tiện độ mình độ người, tùy theo căn tánh cũa mỗi người mà giáo hóa, đủ pháp tổng trì. Lòng tốt đối với người, làm ơn cho người chẳng cần trả, tu hành trong sạch, không có lỗi lầm, thuyết pháp luận nghĩa đều hiệp ý kinh. Người nào đầy đủ mấy việc này thiện trí thức.
2- Đại Thiện tri thức: Nếu có trí tuệ hơn người, phước đức siêu quần, không chỗ nào chẳng lành, không pháp nào chẳng biết. Làm tai mắt cho cõi người cõi trời, là rường cột trong Phật pháp, cầm cái cân trong Phật Tổ, làm lãnh tụ trong pháp môn. Mở cửa chánh đạo, ngăn dẹp đường tà, nối thành dòng Phật, trồng trí huệ thơm khắp, lấy tâm ấn tâm lưu truyền chẳng dứt. Căn cơ lớn, diệu dụng lớn, hạnh nguyện lớn, uy lực lớn. Đây gọi là đại thiện trí thức chân chánh.(Nguồn: Kinh Đại Thừa Kim Cang Luận)

3- Các hạnh tốt bực đại hiền (Đại Thiện tri thức) có mười hai hạnh tốt:
1. Một là học rộng hiểu nhiều;
2. Hai là không phạm giới luật trong kinh dạy;
3. Ba là kính thờ Tam Bảo;
4. Bốn là thọ lãnh pháp lành không quên;
5. Năm là kiềm chế được tham sân si;
6. Sáu là tu tập được pháp tứ đẳng tâm;
7. Bảy là ưa làm việc ân đức;
8. Tám là không nhiễu hại chúng sanh;
9. Chín là hay hóa độ được người bất nghĩa;
10. Mười là không lầm lộn việc lành việc ác.
Kinh dạy: "Gặp được bực đại hiền rất khó - Như ít có lắm vậy - Các bực ấy ở đâu thì bà con quyến thuộc và người chung quanh đều được nhờ cậy." (Nguồn: Kinh Hiền Nhân)

2- Danh sách những vị thầy Thiện tri thức tin cậy - Những đại đệ tử của đức Phật Thích Ca Mâu Ni chân chánh hộ trì chánh pháp.

- Pháp sư Tịnh Không: Tấm gương tu thành tựu pháp Niệm Phật Ba la mật - Tương lai cầm chắc vãng sanh Tây Phương Cực lạc, tùy thời mà đi.
- Đức Đại Lai Lạt Ma: Ngài là bậc Thiện Tri Thức - Vị Bồ Tát giữa đời thường, có trí huệ viên mãn được cả giới tu hành và giới khoa học kính trọng.
- Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Ngài là bậc Thiện tri thức nổi tiếng thế giới, đã đưa Phật giáo hòa nhập vào đời sống của người Tây phương. 
- Sư cô Hương Nhũ: Giảng Kinh Thuyết Pháp rất gần gũi, ngôn từ rễ nghe, rễ hiểu, rễ học, rễ thực hành để mang lại lợi ích thiết thực trong đời sống.
- Cố HT Tuyên Hóa: Vị Hóa thân Bồ Tát Quán Thế Âm, thành tựu viên mãn Thần Chú Lăng Nghiêm và Chú Đại Bi nhiệm mầu. Hiện các đệ tử của ngài đang tiếp tục con đường của ngài. Đây là nơi tin cậy mà những ai muốn tu hành chuyên sâu và thành tựu các Ấn pháp của các Thần Chú Lăng Nghiệm và Chú Đại Bi. Nếu quí vị đã là Thiện nam tử - Thiện nữ nhân thì đây là nơi quí vị có thể được truyền thừa các mật chú và hành trì ấn pháp vi diệu nhiệm mầu.

3- Danh sách vài chùa đặc thù cần biết:

- Chùa Vạn Phật Thánh Thành: Ai muốn tu thành tựu viên mãn Thần Chú Đại Bi và Thần Chú Lăng Nghiêm, đây là các pháp tu Mật tông cần được truyền thừa. Đến đây chúng ta có cơ duyên được tu hành viên mãn các pháp này.
- Chùa Phước Hưng - Tỉnh Vĩnh Long: Sư Thầy Thích Minh Hòa tu Thần Chú Đại Bi và chữa bệnh miễn phí. Mọi người tham khảo.

IX- So sánh Ngũ thường và Ngũ giới với Lục đạo tông chỉ là tương ứng:
+ Lục đại tông chỉ và Ngũ giới:
- Không tranh, tức là không sát sinh - Nhân
- Không tham, tức là không trộm cắp - Nghĩa
- Không cầu, tức là không tà dục - Trí
- Không ích kỷ, tức là không vọng ngữ - Tín
- Không tự lợi, tức là không uống rượu - Lễ
* Không nói dối là người tu đạo muốn tiến xa phải thật hành. (Nguồn: HT Tuyên Hóa khai thị)

PHẦN VI
ĐỐI TƯỢNG VÀ MỤC ĐỊCH Ý NGHĨA CỦA VIỆC TU HÀNH

I- Tu hành là gì:

II- Tu Hành Có Bốn Giai Ðoạn:

III- Tu hành để làm gì:

IV- Đối Tượng Tu hành:

1- Người không thể tu: 

* Họ là người Vô minh: 

2- Người ngu si - Hạ căn/ Căn tánh chậm chạp tu hành: 

3- Người bình thường tu: 

a- Người không tin nhân quả - Luân hồi:

b- Người nửa tin nửa ngờ về Nhân quả - Luân hồi:

- Người có lòng sùng tín: 

- Người có thiện căn tiền kiếp: 

4- Người ác hay đại ác tu: Đức phật dậy "QUAY ĐẦU LÀ BỜ". 

4- Người thượng căn - Trí tuệ phát triển tu: 

PHẦN VII - PHẦN BỔ TRỢ
TU HÀNH NHƯ PHÁP THỌ TRÌ - CÁC PHÁP TU THÔNG DỤNG

1- Cách tu hành NHƯ PHÁP THỌ TRÌ để có thành tựu, cảm ứng nhiệm mầu chắc thật: Xem tại đây

2- Niệm Nam Mô Bồ Tát Quán Thế Âm: Mời xem hướng dẫn phương pháp niệm: Nam Mô Quán Thế Âm Bồ tát.

3- Niệm nam Mô A Di Đà Phật rất nhiệm mầu: Mời đọc Thành hiền hướng dẫn tu niệm Phật vãng sanh. Mời xem tại đây

+ Mời đọc hàng trăm câu hỏi - Thánh hiền trả lời về pháp tu Tịnh Độ - Niệm Phật: Xem tại đây

Nhân Trắc Học tổng hợp tóm lược kiến thức của Thánh hiền dạy, chắc chắn không tránh khỏi nhiều sai sót, đề nghị quí đọc giả đọc các bản Kinh văn, giáo lý gốc (Có đường Link đính kèm) để hiểu thấu suốt, cùng thực hành để có thành tựu đạo quả viên mãn.

Xin chân thành cảm ơn!