TU CHÁNH NIỆM
SỐNG VỚI TÂM TỈNH THỨC - SỐNG THEO PHÁP
+ CHÁNH NIỆM - CHÚ TÂM
+ Chánh niệm hay là Chú Tâm tỉnh thức hay Nhất tâm:
+ Chánh niệm là nhớ đúng nghĩ đúng, là giai đoạn thứ 7 trong Bát Thánh đạo.
- Nhìn vào hay quán vào thân tâm để luôn tỉnh thức.
- Chánh niệm có nghĩa là lìa mọi phân biệt mà niệm thực tính của chư pháp.
- Theo Bát Chánh Đạo, chánh niệm là “Nhất Tâm".
- Nơi thân tỉnh thức bằng cách thực tập tập trung vào hơi thở
- Nơi cảm thọ tỉnh thức bằng cách quán sát sự đến đi trong ta của tất cả mọi hình thức của cảm thọ, vui, buồn, trung tính:
- Nơi những hoạt động của tâm tỉnh thức bằng cách xem coi tâm ta có chứa chấp dục vọng, sân hận, lừa dối, xao lãng, hay tập trung:
- Nơi vạn pháp tỉnh thức bằng cách quán sát bản chất vô thường của chúng từ sanh trụ dị diệt để tận diệt chấp trước và luyến ái
- Có chánh niệm về thân, chánh niệm về thọ cảm, chánh niệm về ý, chánh niệm về pháp. (Nguồn)
+ Chú tâm - Tỉnh thức hay là chánh niệm trong Bát chánh đạo.
Sau khi thực hiện được sự chánh niệm, hành giả mới có thể đi xa hơn tức là tập trung suy tư đề quán xét một đối tượng, tập trung là dạng thể tương đương với chánh định, tức sự chú tâm đích thực. Ba cấp bậc của khả năng trút bỏ được xao lãng và những bấn loạn trong tâm thức, như sau:
a) Sự chú tâm của những người mới tập (sukhaviharayadhyana) : tức là sự chú tâm còn vướng mắc trong mục đích tìm kiếm phúc hạnh và trong sáng bằng cách chận đứng những diễn đạt bấn loạn của tâm thức. Cảm nhận được sự hỗn loạn trong tâm, để giúp giống như trút bỏ được gánh nặng. Đó là những kinh nghiệm thoải mái và dễ chịu, dễ thu hút người tu tập và làm cho họ bám vào đấy để tìm cách liên tục tái tạo trở lại sự thoải mái, tình thế ấy cũng là một nguy cơ chân đứng sự thăng tiến. Vậy chỉ nên xem trạng thái ấy là một thể dạng thư giản của tâm thức và cần phải tiếp tục đi xa hơn, tức là quán thấy trực tiếp tánh Không.
b) Sự chú tâm quán thấy ý nghĩa minh bạch của mọi hiện tượng (gunanirharayadhyna) : kinh sách xác định thể dạng tâm thức của những người mới tập như vừa kể trên đây là một thể dạng ấu trĩ, giống như một liều thuốc an thần của những người bị bịnh thần kinh ; người bịnh trở thành lệ thuộc và cần đến phương thuốc chữa trị ấy để tìm thấy trạng thái dễ chịu và thoải mái. Vì thế, chận đứng sự diễn đạt của tâm thức chưa đủ, phải tìm hiểu một cách thật lành mạnh và chính xác tánh Không của bất cứ những cảm nhận nào từ giác cảm và tâm thức tạo ra, phải đi xa hơn thể dạng an bình để tìm thấy sự Giác ngộ.
c) Sự chú tâm siêu việt của các bậc như lai (sattvarthakriyanusthanayadhyna) : là sự chú tâm vượt lên trên cả tánh Không, trút bỏ khái niệm về tánh Không, thoát khỏi sự « hiểu biết » về tánh Không. Đó là thể dạng tỉnh thức đến vô cực, một trạng thái thật sâu xa của tâm thức. Trong thể dạng đó mọi tạo dựng của tâm thức, mọi khái niệm và quán thấy nhị nguyên đều tan biến hết.(Nguồn: Lục độ Ba La Mật)
+ SUY TƯ - SUY NGẪM - TUỆ TRI
+ Suy tư sáng suốt, không chỉ về các vấn đề gợi sự chú ý mà còn về mọi vấn đề có ảnh hưởng đến nhân loại. Nó bao hàm cách diễn giải vấn đề tư tưởng và khả năng lý giải. Nó cũng có nghĩa là có khả năng để tạo các hình tư tưởng bằng chất liệu tư tưởng (thought matter) và dùng các hình tư tưởng này vào việc giúp đỡ quần chúng. Kẻ nào không biết suy tư rõ ràng và có một thể hạ trí chưa phát triển là kẻ sống trong sương mù, và một người còn trong sương mù thì chỉ là một người mù dẫn đường cho người mù.
+ Suy ngẫm kỹ - Nghiền ngẫm kỹ: Chân Sư DK dạy: Những kiến thức ĐẶC BIỆT ẩn chứa điều tuyệt diệu được trao truyền, nếu nghiền ngẫm để hiểu đúng, ứng dụng được vào đời sống = TUYỆT ĐỈNH NHÂN GIAN, bởi vì: KHI YÊN LẶNG SUY NGHĨ ĐIỀU ĐÓ TRONG TÂM, ÁNH SÁNG CÓ THẺ ĐẾN VÀ NGỌN LỬA NỘI TẠI SẼ BÙNG CHÁY VỚI SỨC NÓNG NHIỀU HƠN (Thư về TTHM-188)
+ Suy tư - Quán sát:
- Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo suy tư, quán sát nhiều vấn đề gì, thời tâm sanh khuynh hướng đối vấn đề ấy. Chư Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo suy tư, quán sát nhiều về dục tầm, vị ấy từ bỏ ly dục tầm. Khi tâm đã nặng về dục tầm, thời tâm vị ấy có khuynh hướng về dục tầm. Chư Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo suy tư quán sát nhiều về sân tầm... (như trên)... về hại tầm, vị ấy từ bỏ vô hại tầm. Khi tâm đã đặt nặng về hại tầm thời tâm vị ấy có khuynh hướng về hại tầm.
- Chư Tỷ-kheo, nếu vị Tỷ-kheo suy tư, quán sát nhiều về vấn đề gì thời tâm sanh khuynh hướng đối với vấn đề ấy. Chư Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo suy tư, quán sát nhiều về ly dục tầm, vị ấy từ bỏ dục tầm. Khi tâm đã đặt nặng về ly dục tầm, tâm vị ấy có khuynh hướng về ly dục tầm. Chư Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo suy tư, quán sát nhiều về vô sân tầm... (như trên)... nếu Tỷ-kheo suy tư, quán sát nhiều về bất hại tầm, vị ấy từ bỏ hại tầm. Khi tâm đã đặt nặng về bất hại tầm, thời tâm vị ấy có khuynh hướng về bất hại tầm. (Nguồn: 19. Kinh Song Tâm)
+ Đức Phật dậy Pháp Thanh Tịnh Thân tâm:
- “Không tranh giành” chính là từ bi.
- “Không tranh cãi” chính là trí tuệ.
- “Không nghe” chính là thanh tịnh.
- “Không nhìn” chính là tự tại.
- “Tha thứ” chính là giải thoát.
- “Biết đủ” chính là buông.
- Trong lòng không khuyết thiếu thì được gọi là “phú”,
- Được người khác cần đến, thì được gọi là “quý”.
- Vui mừng sảng khoái không phải là một loại tính cách mà là một loại năng lượng.
- Cách tháo gỡ phiền muộn tốt nhất chính là quên phiền muộn.
+ Tu Thanh tịnh Tâm - Tâm giải thoát: Pháp tu căn bản, gốc của người tu. Mời đọc Pháp tu tại: Phật Thuyết Thanh Tịnh Tâm Kinh
+ Đoạn trừ phiền não: Dùng hiểu biết và lý trí của mình, quyết loại bỏ các phiền não mang lại sự khổ đau cho mình và người. - Ví dụ: Đoạn trừ dâm dục - Tức quyết loại bỏ hành vi hay tư tưởng dâm dục ra khỏi đầu.
+ Học Phật như thế nào để không bị chướng ngại?
Đáp: Học Phật sẽ gặp phải chướng ngại, chỉ là xem tự mình có định lực hay không thôi. Nếu quý vị có đủ định lực và huệ lực thì gặp chuyện gì quý vị cũng có thể giải quyết một cách dễ dàng, chớ không bị chướng ngại làm cản trở. Nếu quý vị quá ngu muội, thì dù có bị con muỗi chích một cái quý vị cũng cho đó là chướng ngại, con ruồi hất cẳng một cái thì cũng cho là chướng ngại. (Nguồn: HT Tuyên Hóa giải đáp thắc mắc câu hỏi 200)
+ Tiến trình tu - Thành tựu: ... Cũng vậy, này Hiền giả, giới thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) tâm thanh tịnh; tâm thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) kiến thanh tịnh; kiến thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) đoạn nghi thanh tịnh; đoạn nghi thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh; đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) đạo tri kiến thanh tịnh; đạo tri kiến thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) tri kiến thanh tịnh; tri kiến thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) vô thủ trước Bát-niết-bàn. Này Hiền giả, sống phạm hạnh dưới sự chỉ dẫn của Thế Tôn là với mục đích vô thủ trước Bát-niết-bàn. (Nguồn: 24. Kinh trạm xe)
+ Tu Tâm Bệnh để Thanh Tịnh Tâm:
Trích kinh văn: “Muốn đạt được tâm thanh tịnh” chính là trọng điểm của toàn bản kinh này, nghĩa là làm thế nào mới hòng đạt được tâm thanh tịnh? Chuyện này rất quan trọng đối với việc tu hành của chúng ta vậy. Tổng kết Kinh Thanh tịnh tâm, đức Phật nói 5 thứ chướng ngại => Phải đoạn trừ:
1) Tham dục chướng ngại sự bố thí, trì giới đại viên mãn của tự tánh. Do có tâm tham dục, nhất định chẳng có tâm bố thí; có ba độc Tham - Sân - Si, tâm địa chẳng thanh tịnh => nói gì đến trì giới nữa đây?
2) Sân Khuể chướng ngại từ bi, nhẫn nhục đại viên mãn nơi tự tánh.
3) Ngủ nghê chướng ngại tinh tấn đại viên mãn nơi tự tánh.
4) Trạo Hối chướng ngại thiền định đại viên mãn của tự tánh.
5) Nghi chướng ngại trí huệ đại viên mãn của tự tánh.
Chúng ta muốn viên mãn sáu Ba La Mật, nhưng nếu chẳng trừ khử năm thứ chướng ngại này sẽ chẳng thể làm được. Bởi thế, Phật dạy: “Phải nên trừ đoạn”. Chúng ta tu hành cũng phải khởi đầu từ chỗ này. Ngoài ra, còn có bảy pháp chúng ta phải tu tập.
1. Trạch pháp giác chi: “Chọn lựa pháp môn tà hay chánh phải đặc biệt chú ý”. Tùy căn cơ mục đích chọn pháp phù hợp.
2. Niệm giác chi: Phải hiểu được điều hòa thân tâm, nên rất cần vị thầy "Biết bệnh - Cho thuốc", chỉ dẫn để tu cho thân tâm khỏe mạnh.
3. Tinh tấn giác chi: Tinh thần thuần chẳng tạp niệm. Tấn là tiến chứ không lùi. Nên chuyên tinh thâm sâu để có thành tựu cao siêu.
4. Hỷ giác chi: Tu đúng sẽ đạt được trạng thái khinh an, tự tại, thong dong vì đã xả bỏ mọi phiền lão chấp trước. Trí tuệ tăng trưởng.
5. Khinh an giác chi: Tu đạt thân tâm nhẹ nhàng. Nên nhớ không sanh tâm ngã mạn sẽ mất đi trạng thái khinh an.
6. Định giác chi: Tu thiền đạt định lực, pháp môn giành cho người trí. Muốn thành tựu phải trừ chướng ngại, nghiêm trì giới.
7. Xả giác chi: Xả là buông bỏ, Pháp thế gian phải bỏ đã đành, mà pháp xuất thế gian cũng phải bỏ luôn. Không xả rễ tham ái, chấp trước. Hãy nên tu tập bảy pháp như thế. Tu như vậy, chứng quả ngay trong đời này, chứng được quả viên mãn. Đây chính là điều chúng tôi thường nói: “Phá một phần vô minh, chứng được một phần Pháp Thân”.(Nguồn - PS Tịnh Không giảng giải: Phật Thuyết Thanh Tịnh Tâm Kinh)
+ Tu loại bỏ Chướng ngại: Diệt trừ chấp Ngã - Loại bỏ Phiền lão - Phiền lão trược trên đường tu - Loại bỏ các Gai nhọn theo Đức Phật dậy: (Nguồn: Kinh Thập thiện - Tập 31_ PS Tịnh Không giảng)
+ Tu Diệt trừ Tâm hoang dã và Tâm ác trược: Mời đọc nội dung các Tâm và cách quán sát Tâm tu thành tựu tại "16. Kinh Hoang vu" đức Phật dậy rất tỷ mỷ.
+ Tu Thanh Tịnh Pháp Thân - Tâm Kim cang: Trích Bồ tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Phật: Sao kêu là thanh tịnh pháp thân?
Thế Tôn nói: Thanh tịnh pháp thân ấy là chơn tánh thanh tịnh. Vọng tánh của chúng sanh chỉ thấy nhục thân mà không thấy pháp thân, xưa nay thanh tịnh, không sanh không diệt, không hoại không thành. Tại chỗ phàm phu gọi là tâm tánh, tại nơi thánh hiền gọi là thánh tánh, trong trời đất gọi là thiên tánh. Tới chỗ Bồ tát gọi là Phật tánh, tại chỗ chư Phật gọi là thanh tịnh pháp thân. Nếu không tu hành thì không thể ngộ được bản lai diện mục. Nếu người muốn được giác ngộ mà không cầu thầy chứng minh cho, nhận giả làm thiệt, lâu ngày sẽ thành tà ma ngoại đạo, thành yêu thành quái, phỉnh gạt chúng sanh. Hiện đời sẽ bị pháp luật nhà vua hành phạt, chết rồi đọa vào ác đạo, một khi mất thân người muôn kiếp khó khục hồi được. (Nguồn: Kinh Đại Thừa Kim Cang Luận)