TU ĐÚNG NHƯ PHÁP THỌ TRÌ
ĐỂ CÓ ĐƯỢC CẢM ỨNG NHIỆM MẦU - THÀNH TỰU VIÊN MÃN - BÁCH BỆNH TIÊU TAN
A- CÁC LỜI DẠY CÁCH TU ĐÚNG NHƯ LÝ - NHƯ PHÁP THỌ TRÌ (Theo Tooltip)
I- Trình tự - Thứ lớp trong tu hành.
1- Tu hành bắt đầu: TU LÀ SỬA ĐỔI LẠI THÂN TÂM. Khởi đầu đường tu, điều đầu tiên của “Tam Phước” là “Hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp”, đây là gốc, không tu chân thật thì không thể tiến bước trên đường đạo, dù là tu bất cứ pháp môn gì. cho lên trong Kinh Phật thường nói THIỆN NAM TỬ - THIỆN NỮ NHÂN hay TÍN NỮ. Theo đạo nho thì tức phải là Người quân tử đã. Như thế, người Tiểu nhân muốn tu Chánh đạo thì phải hồi đầu - Làm mới mình lại từ đầu, phải tu Tịnh nghiệp Tam Phước trước đã. (Nguồn: Xem tại đây)
2- Thứ lớp trong tu hành: Phật đối với Bồ-tát nói 6 điều nguyên tắc tu hành này là có thứ lớp, dứt khoát không được đảo lộn. Điều thứ nhất là bố thí, là dạy bạn buông xả. Nếu bạn không thể buông xả thì bạn sẽ không giữ luật nghi/ là trì giới. Bạn không thể giữ luật nghi thì bạn chắc chắn không thể nhẫn nhục. Bạn không thể nhẫn nhục thì bạn chắc chắn sẽ không có tiến bộ (tiến bộ là tinh tấn). Không có tiến bộ thì làm sao có thể đắc thiền định? (Kinh TTNĐ_PS Tịnh Không giảng)
3- NGÀN VẠN PHẦN CHỚ NGHĨ RẰNG MỖI NGÀY NIỆM MẤY BỘ KINH CHÍNH LÀ TU HÀNH, còn cảm thấy là mình tu hành khá lắm! Khi chẳng niệm kinh thì tâm không kiêu ngạo, niệm kinh rồi bèn tưởng mình là ghê gớm lắm. Tôi có thể thuộc lòng kinh Vô Lượng Thọ, mấy người còn thua tôi xa lắc! Như vậy là quý vị không niệm kinh thì không có phiền não đó, chẳng tạo tội nghiệp; sau khi quý vị thuộc kinh nhuần nhuyễn rồi, hằng ngày sanh phiền não, tạo tội nghiệp khắp mọi chỗ, đều là do hiểu lầm nghĩa chân thật của Như Lai. (Xem: PS Tịnh Không giảng về Tu hành)
4- Lượng sức mình - Chọn pháp tu: Trong Kinh Địa Tạng giảng rằng, người muốn tu hành bất cứ pháp môn gì, đặc biệt với người muốn theo con đường giành cho người Thượng căn/ Thiện tri thức với các pháp môn nghiên cứu tu học kinh điển đại thừa, tham thiền tu thiền định thì rất cần tu HÓA GIẢI - TIÊU TRỪ NGHIỆP CHƯỚNG trước đã, là vì ai ai cũng đều có nghiệp chướng sâu dầy, chúng là nguồn gốc chắc chắn sẽ gây ra trở ngại lớn lao cho người tu, làm cho đa số người tu thối chuyển, bỏ cuộc chỉ sau vài tháng, vài năm. Đây là một thực tế cần nghiêm túc nhìn nhận, đánh giá đúng. Có nhiều phương pháp tu để hóa giải - Tiêu trừ nghiệp chướng qua tu Sám hối như Pháp tu Sám Hối Chiêm Sát - Lương Hoàng Sám - Thủy Sám ..v.v...
Pháp tu SÁM HỐI CHIÊM SÁT có đặc điểm rất phù hợp với thời đại mạt pháp, người tu toàn nghiệp chướng sâu đầy, tu ít nhưng muốn hưởng thành qủa nhanh, muốn thành tựu quả vị cao thì đương nhiên là không thể được, lại rễ xa vào tà đạo, từ đó dẫn đến lòng thường nghi ngờ Phật Pháp nhiệm mầu, điều này đức Phật đã giảng rõ trong Kinh. Cho lên đức Phật đã ban cho chúng sinh thời mạt pháp để ứng dụng Kinh Chiêm Sát Thiện Ác Nghiệp Báo, kèm theo phương pháp gieo MỘC LUÂN để xác tín thành tựu đạo nghiệp trong tu hành, xóa bỏ hoàn toàn nghi ngờ, giúp hoằng dương Phật Pháp nhiệm mầu. Chúng ta cùng nhau ứng dụng tu hành Sám Hối Chiêm Sát thể thanh luyện Thân Tâm - Tiêu trừ nghiệp chướng.=> Được thành tựu gồm:
+ Giảm thiểu các chướng ngại tu do con người và oan gia quỷ thần gây ra.
+ Thành tựu bảy giác chi như Xa lìa tham dục - Nóng giận - Hôn trầm thụy miên/ Tâm thần lơ mơ, ngủ gật, không tỉnh táo - Trạo hối/ Vọng tưởng điên đảo ..v..v.., từ đó Thân Tâm thanh tịnh, an nhiên tự tại, tinh tấn dũng mãnh tiến tu mà lại gặp ít trở ngại phát sinh từ nghiệp chướng.
+ Người trí nhớ không tốt, mê mờ thì được thông minh, sáng suốt.
+ Người hạ căn thành người trí sáng suốt, đường tu rộng mở.
+ Tín tâm thành kính, lòng tin bất thối chuyển vào Phật Pháp.
=> Là tiền đề để tiến tu và thành tựu trên con đường đạo, hướng đến giải thoát Niết Bàn:
+ Con đường tu học giáo lý kinh điển Đại thừa rộng mở phía trước.
+ Con đường tu Bát chánh đạo rộng mở phía trước
+ Con đường tu Thiền định rộng mở phía trước
=> Thành tựu các pháp tu Ba la mật chỉ còn là thời gian
II- Lời đức Phật và Thánh hiền dạy
+ Đức Phật dạy Tu hành:
Lạy, không phải là quỳ lưng nằm sấp mà là buông bỏ ngạo mạn.
Niệm, không phải là tính số lần mà là thanh tịnh lương tâm.
Xá, không phải là chắp tay cái chào mà là cung kính đối phương.
Định, không phải là ngồi yên bất động mà là ngoài tâm vô vật.
Hỷ, không chỉ là nét mặt tươi vui mà là thân tâm thư thái.
Tu, không chỉ buông bỏ dục vọng mà là tâm không ích kỷ.
Thí, không phải là buông bỏ tất cả mà là tích lũy từ bi.
+ Ðức Phật dạy: "Người tu học theo con đường của Phật thì phải tin tưởng và thực hành những lời Phật dạy. Thí dụ ăn mật, ở giữa hay chung quanh bát đều ngọt. Giáo pháp của ta cũng vậy" (đều có vị ngọt giải thoát).
+ Ðức Phật dạy: "Người tu như kẻ mang cỏ khô, thấy lửa đến phải tránh, người học Ðạo thấy các đối tượng dục lạc phải tránh xa" (Kinh Tứ Thập Nhị Chương)
+ Pháp Môn Không Hai: Một là không phân biệt (Bình đẳng), hai là phân biệt. Phân biệt chấp trước là Tu giả > Tu thanh tịnh bình đẳng giác là phải thực hiện Pháp môn không hai.
+ Như Pháp: Chỉ cho sự thuận theo giáo pháp do đức Phật nói ra mà không chống trái; cũng chỉ cho sự phù hợp với đạo lí chân chính. Trong các pháp tu của Mật giáo, phần nhiều 2 chữ Như pháp được đặt ngay ở đầu. Chẳng hạn như:
1. Như pháp Ái nhiễm pháp, cũng gọi Đại ái nhiễm pháp. Mật pháp được thực hành để an trí Như ý bảo châu của Đông Mật Nhật bản.
2. Như pháp Phật nhãn pháp: Pháp tu lấy Phật nhãn làm bản tôn. Phật nhãn tôn là chỉ cho Phật mẫu có năng lực sinh ra trí Bát nhã tất cánh không của chư Phật.
3. Như pháp Bắc đẩu pháp: Pháp tu lấy sao Bắc đẩu làm bản tôn. Sao Bắc đẩu là chùm sao nổi bật nhất trong các tinh tú. Ngoài ra, cũng có Như pháp tôn thắng pháp, Như pháp tôn tinh pháp... (Nguồn: TV Hoa Sen)
+ Như Pháp thọ trì: Kinh Phật - Lời Phật dậy cần tùy căn cơ trí tuệ của mỗi chúng sinh mà ứng dụng cho phù hợp.
"Trích đoạn Đức Phật bảo A-nan rằng khi Ngài nói về pháp nhân duyên, là để dành cho hàng sơ phát tâm học Phật, cho hàng Tiểu thừa, có nghĩa là pháp môn quyền thừa cho hàng Thanh văn và Duyên giác, và cũng là cho hàng ngoại đạo, để bác bỏ thuyết tự nhiên.
Nay Như Lai giảng kinh Thủ Lăng Nghiêm để chỉ bày đại định Thủ Lăng Nghiêm. Ý nghĩa thâm mật vi diệu nầy không thể đem so sánh với nhân duyên. Sao ông vẫn còn đem nhân duyên ra so sánh với đệ nhất nghĩa? Sao ông vẫn còn đem nhân duyên ra so sánh với đại định Thủ Lăng Nghiêm? Cũng như nhầm lẫn đồng thau với vàng. Ông quá chấp trước. Ông không nên suy nghĩ như vậy nữa!(Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ Lăng Nghiêm)
III- Đối với người thiện lành - Thiện tri thức - Người quân tử.
+ 8. Như pháp tu hành (trích 10 phương pháp tu)
Trong quá trình liễu đạt thâm nghĩa, sẽ có những lúc mình không dùng suy nghĩ để hiểu rõ, cũng không thể dùng cảnh giới bên ngoài để minh chứng, những lúc ấy, đòi hỏi mình phải dùng cảnh giới thiền định để giải đáp. Bởi vậy người tu cần phải “Như pháp tu hành” để phát triển năng lực thấu hiểu chân lý bén nhạy hơn khả năng của đầu óc suy tư này. Như pháp có nghĩa là làm đúng theo sự chỉ dẫn, đúng với chân lý, đúng với giới luật, hợp với đạo đức nhân nghĩa. Khi tu không như pháp thì tức là tu không đúng theo lời thiện tri thức chỉ dạy, hoặc giả không phù hợp với tinh thần của kinh Phật, hoặc là tự mình sáng tác ra phương pháp cách thức hoàn toàn không theo một tiền đề, hệ thống hay quy củ, giới luật nào cả. Có kẻ ở trong chúng nhưng tự mình làm ra vẻ khác biệt, lập dị; Khi không cùng tu, không hòa đồng với đại chúng, mình phải quan sát, xem mình có tu như pháp hay chăng. Hễ như pháp tu hành thì không bao giờ có “cái mình”, “cái tôi” đặc biệt “nổi” hơn kẻ khác cả. (Nguồn: Hòa thượng Tuyên Hóa giảng)
+ Giảng Nói Phật Pháp Tùy Căn Cơ Chúng Sinh: Trích đoạn Kinh Đức Phật dạy ngài A Nan "Lại nữa, A-nan, như ông thường biết được rằng, như ông đã rõ, ông đã được nghe giáo lý quyền thừa trước đây. Giáo lý quyền thừa đề cập đến năm uẩn, sáu nhập, mười hai xứ, mười tám giới. Ông đã hiểu được toàn bộ giáo lý nầy. Nhưng, giáo lý về mười tám giới chỉ được diễn bày như là một pháp môn phương tiện cho hàng Nhị thừa và ngoại đạo để dẫn dắt họ. Nay Như Lai sẽ giảng giải giáo lý ấy thật chi tiết. Đừng trở nên chấp trước với những pháp trần nầy. (Nguồn: Kinh Thủ Lăng Nghiêm - Quyển 3)
+ Như Pháp thọ trì: ... Kinh này tên là Kim Cang Bát-nhã Ba-la-mật. Kim Cang là chỉ cho kim cương của thế gian, vì kim cương là chất quí và cứng nhất hay phá hoại mọi kim loại khác mà các thứ khác không phá hoại được nó. Trí tuệ Bát-nhã là trí tuệ bất sanh bất diệt hay phá hoại tất cả pháp sanh diệt của thế gian, hay thấu suốt được tất cả các pháp sanh diệt của thế gian, nên ví dụ trí tuệ đó như là kim cương, do đó nói là Kim Cang Bát-nhã. Trí tuệ đó là trí tuệ cứu kính viên mãn nên nói là ba-la-mật. Như vậy tên kinh này là trí tuệ thấu suốt tất cả pháp và trí tuệ đó được tròn đầy, được viên mãn. Vậy người phụng trì phải phụng trì như thế, tức là phải sống được với cái trí tuệ đó mới gọi là phụng trì kinh này hay thọ trì kinh này. Vì cớ sao? Này Tu-bồ-đề, Phật nói Bát-nhã ba-la-mật tức không phải Bát-nhã ba-la-mật ấy gọi là Bát-nhã ba-la-mật. Khi nói đến Bát-nhã ba-la-mật tức là trí tuệ cứu kính thì không phải là trí tuệ cứu kính, bởi vì còn có ngôn thuyết là còn có giả danh giả tướng không phải là thật thể, vì thế nên không phải là Bát-nhã ba-la-mật, nhưng tùy theo thế gian mà lập danh nên gọi là Bát-nhã ba-la-mật. Phụng trì là vâng giữ, y theo đó mà làm, mà gìn giữ. (Nguồn: Mục 13 - Như Pháp Thọ Trì)
+ Sống theo Pháp: Nhưng giữa thuyết pháp, tụng đọc pháp, hành trì pháp, và sống đúng theo pháp đều có sự khác biệt. Đức Phật đã chỉ rõ sự sai khác giữa sống đúng pháp và sống không đúng pháp như kinh Sống Theo Pháp số V. 74 . "Một Tỷ kheo đến hỏi Đức Phật sống theo pháp như thế nào", Thế Tôn giảng như sau:
"Ở đây, này Tỷ kheo, vị Tỷ kheo học thuộc lòng pháp… nhưng không rõ biết mục đích tối thượng với trí tuệ. Này Tỷ kheo, đây là vị Tỷ kheo học thuộc lòng nhiều, nhưng không sống theo pháp…
"Lại nữa, này Tỷ kheo, vị Tỷ kheo thuyết pháp cho các người khác, một cách rộng rãi, như đã được nghe, như đã được học thuộc lòng, nhưng không rõ biết mục đích tối thượng với trí tuệ. Này Tỷ kheo, đây gọi là vị Tỷ kheo thuyết trình nhiều nhưng không sống theo pháp."
"Lại nữa, này Tỷ kheo, vị Tỷ kheo đọc tụng một cách rộng rãi pháp như đã được nghe, như đã được học thuộc lòng, nhưng không rõ biết mục đích tối thượng với trí tuệ. Này các Tỷ kheo, đây gọi là Tỷ kheo đọc tụng nhiều, nhưng không sống theo pháp."
"Lại nữa, này các Tỷ kheo, vị Tỷ kheo, với tâm tùy tầm, tùy tứ, với ý tùy quán pháp như đã được nghe, như đã được học thuộc lòng. Nhưng vị ấy không rõ biết mục đích tối thượng với trí tuệ. Này các Tỷ kheo, đây gọi là Tỷ kheo suy tầm nhiều, nhưng không sống theo pháp."
"Ở đây, này các Tỷ kheo, Tỷ kheo học thuộc lòng pháp, tức là khế kinh ứng tụng, ký thuyết, phúng tụng, không hỏi tự nói, như thị thuyết, bản sanh, vị tằng hữu pháp, phương quảng, và rõ biết mục đích tối thượng với trí tuệ. Này các Tỷ kheo, đây gọi là Tỷ kheo sống theo pháp."
=> Cho nên việc tụng, niệm chú vẫn không có sự thành tựu giải thoát bằng cách sống theo Chú Đại Bi để phát triển tâm từ.
B- CÁC YẾU TỐ CĂN BẢN ĐỂ TU HÀNH CÓ THÀNH TỰU NHIỆM MẦU
* Như pháp có nghĩa là Đối tượng và Phương pháp tu cần phải tương ưng và theo trình tự thứ lớp mà không thể đảo lộn, phải làm đúng theo sự chỉ dẫn, hợp với chân lý, đúng với giới luật, hợp với đạo làm người thiện lành, thiện tri thức thì không có cái mình, cái tôi, cái bản ngã ích kỷ, phân biệt, chia rẽ tồn tại. Tu đúng như pháp thì chắc chắn được hưởng quả ngọt gọi là "Phật Pháp nhiệm mầu - Cầu được ước thấy". Cụ thể gồm:
I- Đối tượng tu hành:
+ Bất cứ ai, dù đang sống xấu ác như thế nào đi nữa. Đức Phật dậy, QUAY ĐẦU LÀ BỜ, tu là hồi đầu, là bỏ ác tu thiện. Chỉ cần khi có ý chí quyết tâm sắt đá, bắt đầu tu hành từ ngày hôm nay trở đi chẳng hạn. Họ tự phát nguyện với lòng mình, có thể với những người thân thích và bạn bè tin tưởng Phật Pháp để mong họ giám sát, giúp đỡ. Đối trước Tam Bảo - Phật, Bồ Tát trong tâm mình (Trong chùa càng tốt) rằng, từ nay trở đi sẽ tu hành sửa đổi lại Thân Tâm mình thành người mới hoàn toàn, thường giữ ngũ giới, làm lành lánh dữ, thường tu bố thí tùy sức mình, thường hành thập thiện. Năng tu niệm Phật hoặc Nam Mô Bồ Tát Quán Thế Âm để tịnh nghiệp Thân Tâm - Tiêu trừ nghiệp chướng, từng bước tinh tấn dũng mãnh tiến tu, từng bước thành tựu.
Điều này trong Kinh Phật có câu truyện chứng mình, dù là người sống ác, đã từng giết người, họ vẫn có thể hồi đầu chân thật tu hành và có thành tựu đạo quả.
II- Định nghĩa người thiện lành - Người Quân tử - Người thiện tri thức như trong Kinh Phật thường nói
1- Người Thiện nam - Tín nữ như trong Kinh Phật thường nói.
Họ là những người có đức dày nhưng trí tuệ chưa phát triển mạnh. Đức dầy thường là thành quả tu trì tích lũy phúc đức từ tiền kiếp. Họ thường chỉ có thể nghe Thánh hiền dạy những Kinh Phật căn bản, rễ hiểu về đạo làm người, từ đó họ tin sâu nhân quả - Luân hồi và quyết chí, toàn tâm toàn ý thực hành theo lời Thánh hiền dạy không chút nghi ngờ. Đây là đức tính sùng tín đáng quý, nhưng mặt trái là nếu không gặp được vị thầy Thiện tri thức hướng dẫn thì rễ xa vào con đường tà đạo nguy hiểm, tai hại không cùng.
Họ thường sống cuộc đời an nhiên tự tại, dù cho vạn sự sảy đến vì thấu hiểu đều là lỗi nơi mình, họ xả ly tâm oán trời trách người ngay từ khi ác duyên nó khởi lên theo bản năng, luôn chấp nhận với tâm nhẫn lại, đồng thời lỗ lực tu đạo, làm việc thiện, hành bố thí, lễ lạy đọc tụng Kinh Chú để hóa giải, tiêu trừ nghiệp chướng cho mình và người thân.
Họ đối với những giáo pháp tu hành đòi hỏi phải có trí tuệ phát triển để có thể suy tư nghiền ngẫm tiếp tu giáo lý, tuệ tri các pháp như trong tu thiền định, hành bát chánh đạo ... xem là vượt quá khả năng. Họ chỉ tu hành làm sao để vun bồi ngày càng sâu dầy phúc đức thiện lành, hóa giải và tiêu trừ nghiệp chướng ... theo đúng như Phật dậy.
Mời đọc hướng dẫn cách tu để trở thành người thiện lành để có được thành tựu nhiệm mầu: Xem tại đây
2- Người quân tử - Bậc Thiện tri thức tu:
Họ là những người thiện nam, tín nữ và có trí tuệ đã phát triển, họ hiểu và tin sâu nhân quả - Luân hồi. Họ có khả năng kiểm chế Dục vọng thấp hèn vì biết rằng nó chính là nguồn gốc của khổ đau luân hồi. Họ có thể tu giữ ngũ giới, hành thập thiện và Bát chánh đạo. Họ có thể tham thiền suy tư, tuệ tri ... để sửa đổi tâm trí thiện lành hơn. Đa số họ tu hành hướng đến phước đức đạo thiên nhân, là tiền đề cho các kiếp sau tu cao hơn, tiến đến giải thoát luân hồi sinh tử.
Mời đọc bài Thánh hiền dạy cách tu để trở thành Người quân tử có trí tuệ phát triển: Xem tại đây
3- Các đệ tử đã đi trên đường đạo tu:
Họ là những Thiện tri thức, họ đã có nhiều kiếp tu hành. Mục tiêu kiếp sống này của họ là tiếp tục tu giải thoát luân hồi sinh tử. Họ thuộc số người rất ít trong nhân loại. Họ thường xuất gia tu đạo chân chân chánh.
+ Tìm hiểu thêm về chủ đề "Tin sâu nhân quả - Luân hồi":
- Trang bài viết: Tổng hợp kiến thức Nhân quả - Luân hồi rất quan trọng: Xem tại đây
- Sách Nhân quả - Số mệnh: Tổng hợp kiến thức Thánh hiền dạy về Nhân quả - Số mệnh: Xem tại đây
- Linh hồn luân hồi: Thánh hiền dạy về Linh hồn đầu thai - Tái sanh trả nghiệp: Xem chi tiết tại đây
III- Các yếu tố tu đạo làm người thiện lành
1- Phải có tín tâm thành kính - Không chút nghi ngờ Phật Pháp:
Đối với Tam Bảo, với đức Phật Thích Ca mâu Ni, các Bồ Tát, các Thánh tăng hay Thiện tri thức. Thường ca ngợi đức Phật và Thánh hiền. Đức Phật dậy "Tín là mẹ của công đức" trong tu hành. Không có lòng tín tâm thành kính thì "Nước Cam Lồ" của Phật, Bồ Tát không thể truyền đến người tu, như thế không thể hóa giải, tiêu trừ bệnh nạn như mong cầu.
+ Lòng nghi ngờ rất tai hại: Ví dụ như trong Kinh Chú Đại Bi, Bồ Tát Quán Thế Âm nói “Người nào còn sanh chút lòng nghi tất không được toại nguyện.” Như thế, nếu trong lòng quý vị có dấy lên dù chỉ một mảy may hoài nghi thì sự mầu nhiệm sẽ chẳng bao giờ xảy ra, và do đó, tâm nguyện của quý vị sẽ không được thành tựu.
Hoặc: “Chỉ trừ một việc, nếu đối với Thần Chú còn sanh lòng nghi thì ngay cả tội nhỏ nghiệp nhẹ cũng không được tiêu trừ, huống hồ tội nặng? Tuy không thể tức khắc tiêu trừ được tội nặng, song vẫn có thể làm nhân xa của Bồ-đề.” (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Chú Đại Bi)
Mời xem hướng dẫn tu "Tín tâm thành kính không nghi ngờ" theo giáo lý Thánh hiền dạy: Xem tại đây
2- Phải có PHÁT TÂM - PHÁT NGUYỆN:
2.1- Phát nguyện Hồi đầu tu hành: Hồi đầu tức là các việc xấu ác đã làm phải dừng lại, phải xa lìa và không bao giờ tái phạm. Đồng thời nghiêm trì giữ các giới luật đã phát nguyện tu giữ. Tùy theo căn cứ có thể phát nguyện là giữ nghiêm ba giới, năm giới, mười giới hay nhiều hơn.
2.2- Phải phát tâm tu "Tứ vô lượng tâm": Phát tâm tu Từ - Bi - Hỷ - Xả. Tình thương bình đẳng - Năng giúp đỡ chúng sinh - Vui với thành tựu của người khác - Xả bỏ vạn duyên xấu ác đến với mình, không để trong tâm.
2.3- Nên phát Bồ đề tâm rộng lớn: Ngoài tứ vô lượng tâm Từ - Bi - Hỷ - Xả. Nếu tu hành Bồ tát đạo thì nên Phát quảng đại bồ đề tâm rộng lớn. Ví như Tâm đại từ bi - Tâm bình đẳng - Tâm vô vi - Tâm vô nhiễm trước - Tâm quán không - Tâm cung kính - Tâm khiêm tốn - Tâm vô tạp loạn - Tâm vô khiến thủ - Tâm vô thượng bồ đề. Trong Phật pháp có nhiều pháp phát Bồ đề tâm, tùy theo căn cơ nguyện lực, mỗi người tự phát tâm cho phù hợp.
3- Cần Sám hối - Hồi hướng công đức:
3.1- Sám hối: Trong Kinh đức Phật dậy cần phải phát lồ sám hối. Sau bước phát nguyện hồi đầu tu hành: BỎ DỮ LÀM LÀNH. Thường trước Tam Bảo - Phật hay Bồ Tát - Bậc Thiện tri thức - Nhà sư chân chánh mà thành tâm sám hối tội lỗi đã gây tạo và hứa từ đây không bao giờ tái phạm nữa. Đức Phật dậy: Phát lồ sám hồi núi nghiệp tiêu tan. Trong Phật Pháp có nhiều phương pháp sám hối khác như sách Lương Hoàng Sám; Thủy Sám ..., tùy duyên thọ dụng phương phát nào cũng được.
3.2- Hồi hướng: Hàng ngày tu tinh tấn để có công đức và thường ngày hồi hướng khắp tất cả nhằm hóa giải, tiêu trừ nghiệp chướng và oan gia trái chủ. Không thực hiện hồi hướng thì Oan gia họ thưởng gây trở ngại, phá hoại người tu. Vậy nên hồi hướng công đức cho họ là không thể thiếu.
4- Xóa bỏ Vô minh - Xa lìa tà kiến: Học hiểu giáo lý, thường nghe giảng Pháp để giác ngộ, từ đó tin sâu nhân quả - Luân hồi với tâm bất thối chuyển - Không chút nghi ngờ.
Mời xem hướng dẫn tu Xóa bỏ vô minh - Xa lìa tà kiến theo giáo lý Thánh hiền dạy: Xem tại đây
5- Tu tinh tấn - Đúng thời - Không gián đoạn: Đức Phật dậy, điểm then chốt là cần đều đặn hàng ngày không gián đoạn, như giọt nước có thể bào mòn đá vậy. Đúng thời có nghĩa là giờ nào tu cái gì, nếu đều đặn được rất tốt. Ví như tu Chú Đại Bi, Bồ Tát Quán Thế Âm dạy "Mỗi tối đọc năm biến", như pháp tu hành không gián đoạn được công đức vô lượng.
6- Tìm vị thầy đại Thiện tri thức: HT Tuyên Hóa giảng rằng, nếu không có được vị thầy đại Thiện tri thức chỉ dẫn tu hành thì không khác gì Tu mù luyện tối, chẳng thể tiến nhanh, lại còn nguy cơ xa vào tà đạo là rất lớn. Biết bao người tu sai bị ma quỷ chiếm xác, làm cho điên đảo rất đáng sợ.
7- Cầu Tam bảo - Đức Phật gia hộ độ trì: Trong Kinh đức Phật giảng rằng, mọi khởi tâm động niệm của mỗi chúng ta, Đức Phật không có việc gì mà Ngài chẳng biết. Người tu theo Phật Pháp, là đệ tử Phật thì phàm muốn làm việc gì chánh đạo, nên sắm lễ hương hoa dâng cúng giường tùy sức mình, rồi dùng tâm cung kính chí thành Khải bạch/ Kính bạch/ Thưa truyện với Tam bảo và đức Phật Thích Ca Mâu Ni để cầu xin được gia hộ độ trì, vạn sự sẽ được cát tường như ý.
IV- TU GIỮ NGŨ GIỚI:
Ngũ giới gồm: Không sát sanh - Không trộm cắp - Không tà dâm - Không nói dối - Không uống riệu và nghiện ngập.
* Người tu Bồ tát đạo thì tu giữ nhiều giới hơn mới mong có được nhiều định lực vững chắc hơn, trí tuệ phát triển sâu rộng hơn => Có Tâm tương ứng với Tâm của hàng Bồ tát.
V- Tu Bố thí: Tùy theo mỗi người có nghiệp quả khác nhau mà chọn tu pháp tu bố thí phù hợp căn cơ và điều kiện. Ví như người nhiều bệnh thì nên tu bố thí vô úy để có sức khỏe, ít bệnh, sống thọ. Người nghèo khó mà có sức khỏe thì tu bố thí xả thân giúp người, hoặc tùy sức bố thí tài. Người muốn có trí tuệ thì tu bố thí Pháp. Nói chung, nên thực hành cả ba phương pháp, tùy duyên mà bố thí đúng thời đúng lúc rất nhiệm mầu.
VI- Tu chánh niệm - Sống tỉnh thức
Mời xem hướng dẫn tu Sống chánh niệm tỉnh thức theo giáo lý Thánh hiền dạy: Xem tại đây
VII- Pháp thanh luyện thân tâm:
Hàng ngày nghiêm trì giới luật - ăn chay ít nhiều - Thường làm lành lánh giữ - Năng thực hành bố thí. Tham thiền tuệ tri sửa đổi Tâm tánh mạnh mẽ như đức Phật dậy.
1- Sửa tâm Tham: Thì hãy chuyển đổi sự ham muốn vào những thức ăn tinh thần, hay ham muốn làm việc phước thiện thay vì đi tìm cung ứng thức ăn cho ngũ quan.
2- Sửa tâm Sân: Thì cố gắng làm sao lúc về già con cháu đừng xa lánh, hay lúc gần chết, tâm sân đừng phát khởi, để đưa mình vào 4 cõi sống bất hạnh.
3- Sửa tâm Si: Thì phải cố gắng học hỏi hơn người, người ta học 1 thì mình phải học 10 để có một hiểu biết sâu rộng và cái nhìn chân xác về thực tại; Ráng ngủ ít lại và tập luyện cho tâm nhiều tỉnh giác.
4- Sửa tâm Tín: Thì phải nên rèn luyện chánh kiến và sự hiểu biết sâu rộng để khỏi rơi vào tình trạng hoài nghi hay dễ tin.
5- Sửa tâm Minh: Thì nên đem tài năng và đức độ để phục vụ con người. Thay vì dùng sự thông minh của mình để đi đè bẹp người.
6- Sửa tâm Tầm: Thì nên giới hạn sự tìm hiểu, tò mò của mình vào những địa hạt có lợi ích thực tiễn, thay vì tò mò soi mói chuyện người khác hoặc những chuyện vô bổ. (Nguồn: Nghiên cứu Tâm Tánh)
VIII- Xa lìa ái dục: Người nào muốn tu hành tiến tới giải thoát luân hồi sinh tử thì cần tu xa lìa ái dục. Trong kinh đức Phật dậy rằng "Không xa lìa ái dục mà tu mong giải thoát, chẳng khác nào lấy Cát nấu mong thành cơm". Pháp tu xa lìa tà dâm - Ái dục đòi hỏi người tu có ý chí mạnh mẽ, thường tham thiền quán tưởng về sự xấu ác của ái dục, về thân xác dơ bẩn, vô thường ..., thường kiên trì tu mới mong dần có chút thành tựu.
13- Đối với quỷ thần chướng ngại tu: Không Tử dạy, đối với quỷ thần thì "KÍNH TRỌNG NHƯNG MÀ LÁNH XA". Bản chất của quỷ thần là những sinh linh ích kỷ, thường hại người mà không chút bận lòng. Cho nên người tu cần học hiểu và lánh xa Thiên ma - Quỷ thần, vì họ có thần thông quản đại, họ biết rõ tư tưởng con người nghĩ gì, muốn gì và họ sẵn sàng đáp ứng, nhưng không phải miễn phí. Họ chiếm xác thân chúng ta bất kỳ lúc nào có điều kiện (Ta đồng ý cho họ dùng chỉ một lần và sẽ là mãi mãi), họ sẽ đòi hỏi cũng tế đủ thứ, nếu không đáp ứng họ sẽ làm đủ kiểu hại người tu, đây là bản chất không rễ thay đổi của họ.
+ Mời đọc giáo lý Thành hiền dạy về ứng đối với Thiên ma - Quỷ thần trong tu hành: Xem tại đây
IX- Tìm chọn giáo lý - Kinh Phật:
1- Chọn pháp tu phù hợp căn cơ: Mối người mỗi tính cách, theo đó mỗi người nhường như có một cách tu hành thích hợp nhất để tu trì, giúp tiến nhanh trên con đường đạo. Điều này thường cần có vị đại Thiện Tri thức chỉ cho mới biết được, quả thực rất khó trong thời mạt pháp này. Ví dụ vài pháp tu phổ biến, phù hợp đã số căn cơ chúng sinh như niệm Phật, Bồ tát. Thực hành bố thí. Lễ lạy đọc tụng Kinh Chú. Tham thiền và tu Thiền định. Không nên tu theo pháp của tà đạo, ngoại đạo.
2- Thường xuyên học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ:
+ Bác Hồ dạy chúng ta: Như lời Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng, ai ai cũng biết, nhưng hết đời chưa có mấy ai làm được nhiều, bởi cuộc sống trong xã hội, trong gia đình và nhà trường đều là những tấm gương tranh đua giành dật, dối trá ...:. Như hiện nay so với lời dạy của Bác thì xã hội toàn đạo đức xuống cấp. Người tu cần kiên trì thật hành thành tựu các đức tính làm người thiện lành. Lời Bác dạy ai ai cũng nhớ:
Yêu tổ quốc - Yêu đồng bào
Học tập tốt - Lao động tốt
Đoàn kết tốt - Kỷ luật tốt
Giữ gìn vệ sinh thật tốt
Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.
Thánh hiền thường nói: "Nhiều điều mà đứa trẻ lên bảy tuổi biết, nhưng người bảy mươi tuổi vẫn chưa làm chọn!"
+ Ngoài ra, còn nhiều lời dạy về đạo làm người rất sâu sắc mà bác Hồ đã dạy, nhưng nếu quan sát thì thật không mấy ai chịu học và làm theo chọn lời dạy của Bác Hồ. Ví dụ như:
- Những lời dạy với "Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước"
- Những lời dạy với "Chiến sỹ công an nhân dân"
- Những lời dạy với "Chiến sỹ quân đội nhân dân"
3- Tài liệu bổ trợ tu hành để có thành tựu:
+ Tìm hiểu đạo làm người: Theo quan điểm của Đạo nho.
+ Thực hành hạnh giao tiếp: Đức Phật dậy trong Kinh Hiền Nhân.
+ Rèn đức tính: Đức Phật dậy trong Kinh Thập Thiện Nghiệm Đạo. Xem tóm lược: Mời xem tại đây
+ Pháp tu thiền định cải mệnh: Mời xem tại đây
+ Mời đọc sách tổng hợp những lời dạy của Thánh hiền về: Nghệ thuật sống của người quân tử
+ Mời đọc sách Thánh hiền dạy cách lễ lạy đọc tụng và trì niệm hồng danh Phật, Bồ Tát đúng NHƯ PHÁP THỌ TRÌ. Xin mời đọc tại đây
+ Mời đọc sách Thánh hiền dạy cách thanh luyện thân tâm, nhận biết và buông xả phiền lão khổ đau như buồn nản, chán chường, khổ đau, bệnh tật, chia ly ... gây ra. Nếu biết cách ứng sử thì sẽ có cuộc sống an nhiên tự tại, nhẫn lại trong hiểu biết xâu xa về nghiệp quả và kiên trì thực hành cách hóa giải khổ đau, bệnh nạn ... để giảm nhẹ, tiêu trừ nhanh nghiệp quả báo ứng. Mời Xem tại đây
C- TU NHƯ PHÁP THỌ TRÌ VỜI VÀI PHÁP TU THÔNG DỤNG
I- Trì Tụng CHÚ ĐẠI BI Đúng Pháp - Như Pháp Thọ Trì:
Kinh Văn Nghĩa: Quán Thế Âm Bồ-tát nói: “Nếu kẻ thiện nam hay người thiện nữ nào trì tụng Thần Chú này phải phát tâm Bồ-đề rộng lớn, thề độ tất cả chúng sanh, thân trì trai giới, đối với chúng sanh khởi tâm bình đẳng, thường tụng Chú này, chớ để gián đoạn. Lại nên ở chốn tịnh thất, tắm gội sạch sẽ, mặc y phục tinh khiết, treo phướn đốt đèn, dùng hương hoa cùng đồ ăn thức uống trăm vị để cúng dường, kềm tâm một chỗ, chớ theo dị duyên, trì tụng đúng Pháp. Lúc ấy sẽ có Nhật Quang Bồ-tát, Nguyệt Quang Bồ-tát, cùng vô lượng thần tiên đều đến chứng minh, làm tăng sự hiệu nghiệm.”
Lược giảng:
Quán Thế Âm Bồ-tát nói: “Nếu kẻ thiện nam hay người thiện nữ nào trì tụng Thần Chú này, phải phát tâm Bồ-đề rộng lớn, thề độ tất cả chúng sanh.” Người trì tụng Chú Đại Bi không nên có tâm lượng nhỏ hẹp, không nên có lòng ích kỷ, không nên có lòng mưu lợi riêng tư, không nên có lòng đố kỵ, không nên có tâm chướng ngại; mà cần phải phát huy cái tâm Bồ-đề bao la—cái tâm giác ngộ rộng lớn—và phải phát nguyện phổ độ hết thảy chúng sanh, làm cho tất cả chúng sanh đều được xa lìa khổ não, hưởng sự an vui.
Lại nữa, người ấy cần phải “thân trì trai giới,” phải giữ chay tịnh và phải thọ trì Ngũ Giới—không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu; đồng thời phải “đối với chúng sanh khởi tâm bình đẳng,” xem muôn loài chúng sanh đều như nhau.
“Thường tụng Chú này, chớ để gián đoạn.” Chúng ta cần phải tụng Chú Đại Bi thật đều đặn, liên tục, không được gián đoạn. Nếu quý vị tùy tiện chỉ tụng một chốc lát rồi nghỉ, nghỉ ngơi chán rồi mới tụng tiếp, như thế là làm cho Chú bị gián đoạn, không được liên tục.
“Lại nên ở chốn tịnh thất.” Lại nữa, người trì tụng Chú Đại Bi cần phải sống ở nơi thanh tịnh, chẳng có pháp nhiễm ô; đồng thời phải thường xuyên “tắm gội sạch sẽ, mặc y phục tinh khiết.”
Do đó, chúng ta tốt nhất là đừng mặc những y phục và giày vớ dành cho lúc tụng Kinh lạy Phật khi vào nhà vệ sinh. Tuy rằng nhà vệ sinh cũng rất sạch sẽ, nhưng dù sao thì đó cũng là nơi để phóng uế; cho nên đến nhà vệ sinh thì phải cởi áo Giới và áo tràng ra, và thay giày dép khác nữa. Trước đây tôi đã kể cho quý vị nghe rồi: Ấn Quang Lão Pháp Sư mỗi lần vào nhà vệ sinh là Ngài đều thay quần áo và giày vớ khác; rồi khi dùng nhà vệ sinh xong thì Ngài lại thay đồ, mặc lại y bào. Trong suốt mười tám năm sống ở núi Phổ Đà, Ngài luôn luôn giữ nếp hành trì như thế. Người chân chánh trì giữ Giới Luật thì ngay cả những sai trái nhỏ nhặt nhất, vi tế nhất, họ cũng không hề vi phạm. Vì thế, quý vị cần phải nhớ kỹ: Phải cởi y bào và thay giày dép khác trước khi vào nhà vệ sinh—tuyệt đối không được mặc Giới y và áo tràng mà vào nhà vệ sinh!
“Treo phướn, đốt đèn, dùng hương hoa cùng đồ ăn thức uống trăm vị để cúng dường.” Kế đến, người thiện nam tín nữ đó nên treo phướn lên cao và thắp đèn cho sáng; đồng thời sắm sửa hương thơm, các loại hoa muôn màu muôn sắc, cùng đồ ăn thức uống đủ mùi đủ vị để cúng dường Tam Bảo.
“Kềm tâm ở một chỗ, chớ theo dị duyên.” Quý vị phải kiềm giữ cái tâm mình ở một chỗ, trong lòng không sanh vọng tưởng, chẳng khởi tạp niệm, và cũng đừng xen vào những duyên sự khác. “Chớ theo dị duyên” tức là không phan duyên, tâm trí không vướng mắc, không nghĩ ngợi những sự việc khác nữa.
“Trì tụng đúng Pháp.” Nếu người thiện tín đó y chiếu theo phương pháp và những chỉ dẫn trên đây mà tụng trì Chú Đại Bi, thì “lúc ấy sẽ có Nhật Quang Bồ-tát, Nguyệt Quang Bồ-tát, cùng vô lượng thần tiên đều đến chứng minh, làm tăng sự hiệu nghiệm.”
Nhật Quang Bồ-tát và Nguyệt Quang Bồ-tát là hai vị Bồ-tát phát nguyện hộ trì Chú Đại Bi đắc lực nhất—hễ người nào trì niệm Chú Đại Bi thì hai vị Bồ-tát này sẽ phù hộ, che chở người đó từng giây từng phút. Bấy giờ, ngoài hai vị Bồ-tát Nhật Quang và Nguyệt Quang ra, còn có vô lượng vô biên thần tiên khác cũng đến để chứng giám cho người thiện tín đó: “Ừ, có người đang trì tụng Chú Đại Bi ở đây, vậy ta phải đến phù hộ cho người đó mới được!”; và khiến cho những mong cầu của người tụng Chú đều được hiệu nghiệm. “Hiệu nghiệm,” cũng gọi là “ứng nghiệm,” hoặc “linh nghiệm,” tức là đạt được sự linh ứng thiêng liêng, mầu nhiệm.
+ Y Pháp Thọ Trì Thần Chú Đại Bi: Nghĩa: “Nếu người ấy có thể tụng trì đúng pháp, đối với chúng sanh khởi lòng từ bi, thì lúc đó Ta sẽ sai bảo tất cả Thiện Thần, Long Vương, Kim Cang Mật Tích, thường theo hộ vệ, không rời bên mình, như gìn giữ tròng mắt, như bảo hộ tánh mạng của chính họ vậy.”
Lược giảng:
Quán Thế Âm Bồ-tát dạy tiếp: “Nếu người ấy có thể tụng trì đúng pháp… ” Thứ “pháp” mà Quán Thế Âm Bồ-tát nói đến ở đây là pháp gì? Đó là pháp “Tứ Thập Nhị Thủ Nhãn”—pháp môn Bốn Mươi Hai Bàn Tay! Quý vị phải biết rằng: Hiện tại tôi giảng Kinh Đại Bi bởi vì quý vị cần phải hiểu rõ mọi chỉ dẫn để có thể tu tập cho đúng pháp.
“Y pháp thọ trì” tức là tu tập và hành trì đúng theo những gì đã dạy trong pháp Tứ Thập Nhị Thủ Nhãn, và đó không phải chỉ tụng làu làu một mách từ “Nam Mô Hắc Ra Đát Na Đa Ra Dạ Da. Nam Mô A Lị Da…” cho đến hết bài Chú Đại Bi là đủ. Không phải đơn thuần như thế! Cho nên, đối với pháp môn này, quý vị cần phải được “chân truyền,” tức là phải được chính thức và thật sự truyền dạy một cách đúng đắn thì mới được; bằng không, nếu không được chân truyền, mà chỉ toàn là nói suông và xem kinh nghĩa thôi, thì chẳng thể nào hiểu nổi!
Vậy, nếu người trì tụng Chú Đại Bi chẳng những trì tụng đúng theo giáo pháp mà còn có thể “đối với chúng sanh khởi lòng từ bi, thì lúc đó Ta sẽ sai bảo tất cả Thiện Thần, Long Vương, Kim Cang Mật Tích, thường theo hộ vệ, không rời bên mình.” Ở đây, “Ta” tức là tiếng tự xưng của Quán Thế Âm Bồ-tát; Ngài nói rằng: “Lúc bấy giờ, Ta—Quán Thế Âm Bồ-tát—sẽ ra lệnh cho chư vị Thiện Thần, Long Vương, Hộ Pháp Kim Cang, Mật Tích Bồ-tát, phải luôn luôn theo sát bên mình người trì tụng Chú Đại Bi ấy.” Như vậy tức là có tám vạn bốn ngàn vị Kim Cang Tạng Bồ-tát thường xuyên sát cánh, kề cận bên mình người đó để bảo vệ.
Do đó, những người tụng trì Đại Bi Chú, tu trì Đại Bi Pháp, cần phải nhớ là không nên sanh dục niệm, chớ khởi những vọng tưởng về desire; bởi chư Hộ Pháp Thiện Thần đều theo sát bên quý vị, mà nếu tâm trí quý vị cứ lởn vởn thứ vọng tưởng đó, thì các ngài nhận thấy: “Tên này thật là tệ, chẳng giữ gìn quy củ gì cả! Thôi, ta không muốn che chở, bảo vệ hắn nữa!”
Cho nên, quý vị tu pháp thì không được sanh vọng tưởng, không được mơ mộng nhớ nhung cô girlfriend này hay cậu boyfriend nọ! Nếu quý vị cứ mơ tưởng vẩn vơ như thế, Kim Cang Tạng Bồ-tát sẽ phải lấy bảo chùy đánh cho quý vị thức tỉnh, và quý vị nếu không đau đầu thì cũng nhức mình nhức mẩy. Cho nên, nếu quý vị bị nhức đầu hoặc cơ thể cảm thấy đau đớn khó chịu, đó có thể là do bị Kim Cang Tạng Bồ-tát trừng phạt đấy; Ngài bảo: “Nhà ngươi thật là tồi tệ, chẳng tuân giữ quy củ gì cả! Hư hỏng quá sức!”
Cho nên, quý vị cần phải thận trọng hơn, đừng bê bối cẩu thả nữa—không được một mặt thì tụng Chú Đại Bi, mặt khác lại khởi tà tri tà kiến, dấy sanh vọng tưởng! Hễ tâm quý vị vừa dấy động thì chư Bồ-tát Hộ Pháp lập tức biết được ngay; bởi các Ngài có Ngũ Nhãn Lục Thông, có thể thấy tường tận được con người của quý vị từ ngoài vào trong như nhìn xuyên qua lớp thủy tinh trong suốt vậy!
Quý vị chớ tưởng rằng: “Vô lý, các Ngài làm sao biết được những ý nghĩ thầm kín của tôi?” Nếu các Ngài không biết, thì các Ngài đã không được tôn xưng là Phật, là Bồ-tát, là Hộ Pháp! Thế nên, quý vị chớ hoài công đánh lừa các ngài vô ích. Quý vị không được có lòng cầu may hoặc lừng khừng: “Không sao đâu! Chỉ là vọng tưởng trong đầu mà thôi, đâu thành vấn đề!” Quý vị phải biết, cái vọng tưởng này vừa dấy khởi thì tâm quý vị liền trở thành tâm nhiễm ô chứ không phải là tâm Đại Bi nữa!
+ Tu niệm Kinh Chú phải có Tâm Từ Bi Hỷ Xả - Tâm vô nhiễm mới mong có thành tựu trong tu hành: .... Tâm vô nhiễm trước là cái tâm sáng trong thanh tịnh, không chấp trước, không tạp niệm, không vọng tưởng, không tà niệm, không dục niệm—nói rõ hơn, là không có các ý tưởng dâm dục. Nếu quý vị không có lòng tham đắm sắc dục, tức là quý vị có tâm vô nhiễm trước. Trái lại, nếu quý vị có những ý nghĩ dâm ô tà vạy, dục vọng nặng nề, tức là trong tâm quý vị có sự nhiễm trước, bợn nhơ; mà niệm Chú Đại Bi với cái tâm nhiễm trước thì không phải là niệm Chú Đại Bi! Cho nên, những người hiện đang trì niệm Chú Đại Bi đều cần phải chú ý đến đoạn kinh văn này! (Nguồn: HT Tuyên Hóa Giảng về Chú Đại Bi)
+ Đọc Kinh chú phải thành tâm cung kính, trí thành tin tưởng tuyệt đối.
Kinh viết: “Những người tụng trì Thần Chú Ðại Bi mà nếu ngay trong đời hiện tại, tất cả những sự mong cầu lại không được kết quả toại ý, không được mãn nguyện, thì Thần Chú này không gọi là Ðại Bi Tâm Ðà-La-Ni!” Tuy nhiên, có một điều chúng ta cần phải lưu ý trước, đó là các trường hợp ngoại lệ, ”Chỉ trừ bất thiện, trừ chẳng chí thành.”
“Chỉ trừ bất thiện.” Nếu quý vị một mặt thì tụng Chú Ðại Bi, mặt khác lại đi giết người, cướp của, hoặc tà dâm, vọng ngữ, rượu thịt say sưa…, chẳng từ một việc xấu nào cả, thì hẳn nhiên là Thần Chú sẽ không hiển linh, không công hiệu. “Bất thiện” là bao gồm hết thảy mọi hành vi bất chánh, tà vạy như sát sanh, trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ…
“Trừ chẳng chí thành.” Nếu quý vị tụng niệm qua loa cho có lệ, nói là muốn thử xem Chú Ðại Bi có thật sự linh nghiệm hay không, như thế có nghĩa là quý vị không có lòng thành. Quý vị không có ý muốn thử, thì Chú sẽ linh ứng; song nếu quý vị muốn thử, thì Chú sẽ chẳng hiển linh! Vì sao ư? Vì Phật và Bồ-tát không phải là đối tượng để cho quý vị tùy tiện thử thách, thí nghiệm - Các ngài không cần quý vị đến thử nghiệm! Chư Phật và chư Bồ-tát có thể thử nghiệm chúng sanh, song chúng sanh không được phép thử nghiệm các ngài. Do đó, nếu quý vị rắp tâm muốn thử xem sự việc sẽ như thế nào, tức là quý vị không có lòng chí thành; mà không có lòng thành khẩn thiết tha thì chẳng thể nào có sự cảm ứng linh nghiệm được!
D- ỨNG DỤNG CÁC ẤN PHÁP VÀ LINH TỪ ĐÚNG NHƯ PHÁP THỌ TRÌ
I- Như Pháp thọ trì 42 thủ nhãn ấn pháp trong Thần Chú Đại Bi: Mời xem tại đây