Chương 2: ẢO CẢM (3) - CÁC ẢO CẢM CHỦ YẾU CỦA CUNG 2

**ẢO CẢM (3) - CÁC ẢO CẢM CHỦ YẾU CỦA CUNG 2 **
Thầy Kiệt dịch

 

Giới thiệu : Bài sau đây tóm tắt nội dung của webinar số 3, trong đó Thầy Hiệu Trưởng bình giảng về các Ảo cảm của cung 2. Trang 123 của quyển Ảo Cảm, Một Vấn đề Thế Giới liệt kê 12 ảo cảm chủ yếu của cung 2, các tên gọi tương đối dễ hiểu, trừ một vài tên gọi cần giải thích chi tiết. Ví dụ ảo cảm selfish unselfishness, chúng tôi tạm dịch là ảo cảm của sự vô kỷ (hay vô tư) ích kỷ, nói về một người làm một hành động bề ngoài rất vô tư, vị tha, vì mọi người, nhưng sâu trong bản chất vẫn còn hàm chứa ‘cái tôi’ trong đó. Trong lời của Thầy Hiệu Trưởng, "Bạn mong đợi một hồi đáp trong ngưỡng mộ cho những hy sinh mà bạn đang làm với động cơ sai lầm".

 

Cũng trong các ảo cảm cung 2, có một ảo cảm của type người 2B, phương diện minh triết của cung 2, mà đức DK gọi là "Ảo cảm của sự hiểu biết quá hoàn mỹ, đưa đến việc phủ nhận hành động đúng đắn", một dạng ảo cảm "mọt sách", luôn tìm kiếm hiểu biết, nhưng không kèm với hành động cụ thể hoặc áp dụng của sự hiểu biết đó vào đời sống. Trong lời của Thầy Hiệu Trưởng đó là "họ cho phép sự hiểu biết mở rộng về sự hoàn thiện luôn trốn chạy," họ muốn đạt đến sự hoàn thiện của hiểu biết nhưng không bao giờ đạt đến đích, vì đích đến hoàn thiện của họ ngày càng lùi xa khi họ tiến đến gần. Khi chúng ta bỏ mất vế phụng sự hoặc tham thiền ra khỏi tiêu ngữ "Tham thiền, Nghiên cứu và Phụng sự" là chúng ta đang chìm trong ảo cảm này.

Ảo cảm là vấn đề lớn, vấn đề của tất cả mọi người, và chúng ta ít nhiều đều vướng vào ảo cảm. Do đó, cần học và nhận diện ảo cảm, từ đó mới diệt trừ ảo cảm. Từ Ảo cảm từ tiếng Anh Glamour, có nghĩa là "sự quyến rũ huyền bí, mê hoặc". Vâng, đó là một sự quyến rũ, mê hoặc, không cưỡng lại được đối với những ai chưa giác ngộ. Ví dụ ảo cảm về vật chất là một ảo cảm lớn, một trong 5 ảo cảm chi phối nhân loại hiện nay, và khi chìm trong đó, ta mê đắm của cải, vật chất, sự giàu sang như thế nào. Ảo cảm vật chất có nhiều mức độ khác nhau, nhẹ như bà nội trợ với bản tính "tiếc", tiếc không dám buông bỏ một thứ gì trong nhà, cho đến cực nặng như các nhà tài phiệt, với vài ngàn tỉ đồng tài sản vẫn chưa thoả mãn.
Đức DK dùng từ "dissipation" nói về việc làm tan ảo cảm, một từ mà Thầy Hiệu Trưởng nói rất hay và tượng hình, nó giống như việc tia nắng mặt trời làm tan đi làn sương mờ của ảo cảm.

Làm thế nào để xua tan ảo cảm? Trong quyển sách Ảo Cảm Một Vấn đề Thế Giới, Chân sư DK có dạy chúng ta 2 bài thiền (một dành cho cá nhân, một cho tập thể) để làm điều này, và Ngài nói đó là phương pháp khoa học và nhanh để làm tiêu tan ảo cảm trong chúng ta. Sau các bài nói về các ảo cảm của các Cung, tôi sẽ dịch tiếp bài thiền xua tan ảo cảm của Chân sư DK cùng diễn giải.

Khi các bạn bước vào Đường Đạo, sau quá trình học tập nhiều năm và nhìn lại, chắc chắn các bạn sẽ nhận ra những ảo cảm mà các bạn đã bỏ lại sau lưng, dù rằng vẫn còn nhiều ảo cảm đang chờ chúng ta ở phía trước. Hi vọng rằng loạt bài này sẽ hữu ích cho các bạn, những người nhiệt tâm trên con đường thanh luyện bản thân và đầy tinh thần phụng sự thế gian.

*************************************

CÁC ẢO CẢM CỦA CUNG II


Người chí nguyện cung 2 thường ý thức đầy đủ về bất kỳ loại ảo cảm nào vốn có thể tìm cách kiểm soát họ vì họ có khả năng bẩm sinh nhận biết rõ ràng. Khó khăn của họ là phải diệt hết trong chính họ sự đáp ứng nhanh chóng của họ đối với sức thu hút của cõi cảm dục và nhiều ảo cảm lan tràn của cõi này. Họ không thường đáp ứng với một ảo cảm giống như đáp ứng với mọi ảo cảm khác theo một cách thức tương đối tạm bợ, trừ ảo cảm làm trì trệ quá mức sự tiến hóa của họ. Do tầm nhìn sáng suốt của họ, họ thêm vào sự nhạy cảm với ảo cảm này một năng lực chịu đựng ảo cảm và ghi nhận sự đáp ứng của họ dưới hình thức một tội lỗi và thất bại, như thế làm trì hoãn việc thoát ra khỏi ảo cảm của họ bằng một thái độ tiêu cực với sự tự ti và buồn chán. Họ sẽ hưởng lợi rất nhiều từ việc sử dụng thường xuyên công thức này cho đến lúc họ biết được một hay nhiều ảo cảm mà không bị chúng tác động đến.

Ảo cảm của việc yêu thích được yêu—The glamour of the love of being loved.

Ảo cảm về sự nổi tiếng—The glamour of popularity.
Ảo cảm về minh triết cá nhân—The glamour of personal wisdom.
Ảo cảm về trách nhiệm ích kỷ—The glamour of selfish responsibility.
Ảo cảm về sự hiểu biết quá hoàn mỹ, đưa đến việc phủ nhận hành động đúng đắn—The glamour of too complete an understanding, which negates right action.
Ảo cảm về sự than thân trách phận, một ảo cảm căn bản của cung này—The glamour of self-pity, a basic glamour of this ray.
Ảo cảm về phức cảm Đấng Cứu Thế trong giới tôn giáo và nhu cầu cho thế gian—The glamour of the Messiah complex, in the world of religion and world need.
Ảo cảm về sự sợ hãi, dựa vào sự nhạy cảm quá mức—The glamour of fear, based on undue sensitivity.
Ảo cảm về sự tự hy sinh— The glamour of self-sacrifice.
Ảo cảm về sự vô kỷ ích kỷ— The glamour of selfish unselfishness.
Ảo cảm về sự tự mãn— The glamour of self-satisfaction.
Ảo cảm về việc phụng sự ích kỷ— The glamour of selfish service.
Ảo cảm của việc yêu thích được yêu—The glamour of the love of being loved.

Tôi nhớ Roberto Assagioli nói về ảo cảm này trong quyển sách của ông (viết về Bảy Cung và được xuất bản dưới một bút danh khác), và ông thực sự nhấn mạnh điều này đối với cung 2. Ảo cảm này hướng sự chú ý của bạn vào thể cảm dục, ngăn chặn các giá trị cao hơn xuất hiện, và liên quan đến tùng thái dương nhiều hơn. Bạn chỉ muốn nhận được cảm giác tuyệt vời khi mọi người ngưỡng mộ bạn, cũng giống như trong ảo cảm của sự nổi tiếng. Sự chú ý của thế giới bị chiếm đoạt một cách ích kỷ và bạn cảm thấy thoải mái trong thể cảm xúc của mình. Đó là một trạng thái cảm xúc hoặc cảm giác ích kỷ xuất hiện trong thể cảm xúc, khiến bạn cảm thấy được đánh giá cao, có một vị trí nào đó, không cảm thấy bị đe dọa. Nó củng cố cái tôi của bạn. Cá nhân bị ảo cảm đứng ngay trung tâm của bức tranh của chính mình. Khi bạn thực sự nhìn ra thế giới, cái tôi của bạn rất nhỏ bé, nhưng đối với người bị ảo cảm, ý thức về bản sắc chiếm một không gian lớn trong tâm thức, vì vậy mọi thứ khác bị bóp méo.

Ảo cảm của sự nổi tiếng—The glamour of popularity.

[Một lần nữa sự chú ý của thế giới bị chiếm đoạt một cách riêng tư, ích kỷ. Nó nhấn mạnh vào sự thoải mái của thành phần, chứ không vì phúc lợi của toàn thể.

Ảo cảm về minh triết cá nhân—The glamour of personal wisdom.

Mọi người sẵn sàng ngồi đó và nói: “dựa vào kinh nghiệm của tôi, đây là những gì bạn nên làm; hoặc tôi đã trải nghiệm nó theo cách này, vì vậy nó phải phù hợp với bạn”. Những người ở trong tình trạng ảo cảm này không biết kinh nghiệm của bản thân bị hạn chế nghiêm trọng như thế nào. Vì vậy, bạn nghĩ rằng mọi thứ bạn đã trải qua rất vĩ đại, mọi người phải giống như thế, những gì bạn đã trải qua đủ để cải thiện tình trạng của người khác. Thực tế, bạn chỉ đang nhìn vào chính mình, không có hiểu biết thực sự về tâm lý của người khác, hiểu những gì họ phải trải qua và quan điểm của họ là gì. Và nghiên cứu về chiêm tinh học và Bảy Cung giúp chúng ta hiểu biết thật sự người khác, sẽ giúp chúng ta xua tan ảo cảm này.

Ảo cảm của trách nhiệm ích kỷ—The glamour of selfish responsibility.

Ảo cảm của trách nhiệm ích kỷ. Bạn đang nhấn mạnh tầm quan trọng của chính mình bằng cách gánh trách nhiệm trong các vấn đề và hoàn cảnh mà đáng lẽ bạn không nên tham gia. Điều này tước đi của người khác cơ hội học hỏi của chính họ. “Chúng tôi sẽ sửa chữa nó, chúng tôi sẽ làm cho tất cả tốt hơn, làm cho nó trơn tru hơn. Chúng tôi là quan trọng. Hãy để tôi giúp bạn”, nhưng ý tưởng chính là tôi giúp bạn. Bạn không quan trọng lắm, mà chính là ‘Tôi’ ở đây mới quan trọng. Vì vậy, chúng ta luôn bao gồm quá nhiều. Bao gồm quá mức là một vấn đề đối với người Cung hai. Tính bao gồm chân thật là tốt, nhưng khi bạn quan tâm đến công việc của người khác quá nhiều, bạn đang làm cho họ yếu đi bằng cách làm thay cho họ những gì mà họ có thể tự làm.

Ảo cảm về một hiểu biết quá hoàn hảo, đưa đến việc phủ nhận hành động đúng đắn—The glamour of too complete an understanding, which negates right action.

Ảo cảm này ở phương diện B, phương diện Minh Triết hoặc tri thức của cung 2 hơn là ở phương diện Bác Ái. Đó là thái độ “Hãy cho tôi thêm một cuốn sách nữa trước khi tôi hành động”. Nó dựa trên sự phóng đại hoặc tối thiểu hóa hoặc cả hai. Người ta cho phép sự hiểu biết mở rộng về sự hoàn thiện luôn trốn chạy, nói cách khác, ngày càng có nhiều thứ để học, ngày càng hiểu biết, và nó giảm thiểu tầm quan trọng của việc làm một cái gì đó với sự hiểu biết đó. Nó có tính chất của sao Mộc. Bạn chỉ muốn biết quá nhiều mà không hướng đến việc phụng sự. Tất cả chỉ là hiểu biết, hiểu biết nhiều hơn nữa. Nói cách khác, cung hai có xu hướng hướng đến sự toàn tri, hướng tới việc học mọi thứ, bao gồm mọi thứ, nhưng đâu là hành động đúng? Do vậy, nó có thể khá lạnh lùng. Thật thú vị khi Chân sư DK nói rằng sự lạnh lùng là một vấn đề với cung 2. Thông thường bạn sẽ không nghĩ như vậy, nhưng đặc biệt là khi nó liên quan đến thế giới tư tưởng và không hướng tới hành động. Dưới đây là một đoạn trích trong EP I nói về cung 2:

Vices of Ray:
Over-absorption in study, coldness, indifference to others, contempt of mental limitations in others. [Page 203]
Virtues to be acquired:
Love, compassion, unselfishness, energy.
This is called the ray of wisdom from its characteristic desire for pure knowledge and for absolute truth—cold and selfish, if without love, and inactive without power. When both power and love are present, then you have the ray of the Buddhas and of all great teachers of humanity,—those who, having attained wisdom for the sake of others, spend themselves in giving it forth. The student on this ray is ever unsatisfied with his highest attainments; no matter how great his knowledge, his mind is still fixed on the unknown, the beyond, and on the heights as yet unscaled.

Điểm hạn chế của cung: Quá bị thu hút vào nghiên cứu, lạnh lùng, thờ ơ với người khác, khinh thường những giới hạn trí tuệ nơi người khác. [Page 203]

Những phẩm tính cần có: Bác ái, cảm thông, không ích kỷ, nghị lực.
Cung này được gọi là cung Minh triết do ham muốn đặc trưng của nó đối với tri thức thuần túy và chân lý tuyệt đối—lạnh lùng và ích kỷ, nếu không có bác ái, và thụ động nếu không có nghị lực. Khi cả quyền lực và bác ái đều có mặt, bấy giờ bạn có cung của chư Phật và của tất cả các đại huấn sư của nhân loại—những vị đã đạt được minh triết vì lợi ích của người khác, dành cả cuộc đời các Ngài cho việc ban phát nó ra. Môn sinh thuộc cung này không bao giờ thỏa mãn với những thành tựu cao nhất mà mình đạt được; cho dù tri thức của y lớn lao đến thế nào, tâm trí y vẫn hướng tới cái chưa biết, xa hơn nữa, và tới những đỉnh cao chưa ai với tới.
Vậy bạn cần gì? Bác ái, lòng trắc ẩn, không ích kỷ và nghị lực, và bạn sẽ nghĩ rằng người cung hai đã có những điều đó, nhưng có thể là không.

Ảo cảm của sự than thân trách phận, một ảo cảm căn bản của cung này —The glamour of self-pity, a basic glamour of this Ray.

Ảo cảm về sự than thân trách phận, một ảo cảm cơ bản của cung này. Một người rất tập trung vào bản chất của chính mình, vào thể cảm xúc của mình, vào cách bạn cảm nhận mọi thứ. Đáng lẽ sự nhạy cảm mà bạn có cần hướng đến việc cảm nhận tình trạng của người khác, giúp đỡ họ, lại liên tục hướng về chính mình, đến thể cảm xúc của riêng mình, đến cảm giác tự ti, bất lực, chán nản khi đối mặt với hoàn cảnh. Vì vậy, bạn đang thương hại chính mình thay vì người khác. Cuộc sống của tôi rất khó khăn. Hãy nói về tôi và cuộc sống của tôi khó khăn như thế nào. Có lẽ một số người trong chúng ta có thể nhận ra điều này. Tôi chắc chắn nhận ra nó vào một ngày tồi tệ nào đó.

Ảo cảm về phức cảm Đấng Cứu Thế trong giới tôn giáo và nhu cầu cho thế gian —The glamour of the Messiah complex, in the world of religion and world need.

Vấn đề với ảo cảm này là bạn quá lớn trong tầm nhìn của chính bạn. Vì vậy, sự quan trọng của bản thân tự thể hiện và sự chú ý bị thu hút một cách sai lầm vào chính bạn chứ không vào toàn thể. Một người nghĩ rằng y có sự sáng suốt cá nhân để quản lý. Tôi có thể giải quyết mọi thứ. Bạn có thể thấy rất nhiều huấn sư trong lĩnh vực tâm linh theo cách này. Tôi biết tất cả các câu trả lời. Bạn, các môn sinh nhỏ đáng thương chỉ cần đến với tôi và tôi sẽ giải quyết mọi thứ cho bạn. Tôi sẽ dẫn bạn đến sự cứu rỗi dễ dàng.

Ảo cảm về sự sợ hãi, dựa vào sự nhạy cảm quá mức—The glamour of fear, based on undue sensitivity.

Nó dựa trên sự nhạy cảm quá mức. Sợ hãi là một tình trạng lớn trên hành tinh của chúng ta, ngay cả các loài động vật cũng có sợ hãi, và thậm chí có thể thực vật phản ứng theo một cách nhất định. Sợ hãi khiến bạn rơi vào tình trạng bị cô lập, bạn không dám bước vào cuộc sống và những trải nghiệm của mình. Bạn trở nên nhạy cảm đến mức bạn sợ rằng bạn vô dụng trong việc giúp đỡ người khác.

Ảo cảm về sự tự hy sinh—The glamour of self-sacrifice.

Bạn cảm thấy kiêu ngạo hoặc hãnh diện vì những sự hy sinh mà bạn đang làm, nhưng thật ra những hi sinh này không vì động cơ đúng đắn. Bạn hi sinh vì bạn muốn được chú ý hoặc bạn muốn có nghiệp quả tốt… Do đó, đôi khi bạn bỏ cuộc. Bạn sẽ trách móc người khác vì đã không biết ơn hoặc ghi nhận xứng đáng những gì bạn đã làm. Sẽ có những lời phiền trách: Tôi đã đã hy sinh bản thân mình cho bạn, nhưng bạn không đánh giá cao tôi vv... Trong bản chất, sự hi sinh không vì lợi ích của toàn thể hoặc lợi ích của người khác.

Ảo cảm về sự vô tư ích kỷ—The glamour of selfish unselfishness.

Ảo cảm của sự vô tư ích kỷ. Bạn mong đợi một hồi đáp trong ngưỡng mộ cho những hy sinh mà bạn đang làm với động cơ sai lầm. Hãy để tôi giúp bạn, tôi thật không ích kỷ, nhưng xin hãy chú ý đến tôi vì đã không ích kỷ và khen ngợi tôi. Tôi sẽ cảm thấy tốt vì tất cả năng lượng tốt đang đến với tôi.

Ảo cảm của sự tự thoả mãn—The glamour of self-satisfaction.

Ảo cảm của sự tự thoả mãn. Bạn cảm thấy đã hoàn thành mong muốn của bạn mà không nhận ra rằng về mặt tổng thể rất ít được hoàn thành. Bạn hãy nhớ Định luật Đẩy (Law of Repulse) khi nói đến cung hai. Nhà học giả thực sự hạnh phúc. Ông đã gom góp tất cả các chân lý và cảm thấy thoả mãn về điều đó, về những gì ông biết. Nhưng đó là một ảo cảm, vì một ngày nào đó ông sẽ nhận ra những gì ông biết phải được vứt bỏ để đón nhận những cái mới và đúng thực hơn.

Ảo cảm của việc phụng sự ích kỷ— The glamour of selfish service.

Bạn đang phụng sự như rất nhiều người khác đang làm điều này. Những người đang phụng sự nhận được từ việc phụng sự nhiều hơn so với người được phụng sự, vì họ nhận được tất cả những lợi thế xã hội của sự ngưỡng mộ. Họ đứng trước những người khác. Mọi thứ đều phụ thuộc vào động cơ.
Vì vậy, nói chung, cần có sự khiêm tốn và lòng vị tha, tầm nhìn rõ ràng về bản thân để đánh bại ảo cảm.