CÁC ẢO CẢM CUNG 4
RAY IV. <Pages 122,122>
Trích dịch từ webinar Ảo cảm số 5 do thầy Hiệu Trưởng diễn giải - Thầy Kiệt dịch
Cung 4 hiện nay chưa biểu lộ trên thế gian, và sẽ đi vào biểu hiện từ năm 2025. Do đó, các linh hồn cung 4 sẽ xuất hiện với số lượng ngày càng nhiều kể từ năm 2025.
Có nhiều điều thú vị về cung 4, và như Chân sư DK nói, nó có thể dễ dàng tạo ra ‘một anh hùng’ hoặc một kẻ ‘vô tích sự’1. Mọi thứ luôn phức tạp, và bạn luôn làm nó rối tung lên như một anh hùng hoặc là một kẻ vô tích sự, một người không bao giờ làm tốt điều gì. Vì vậy, nó có thể đi theo một trong hai cách, nhưng người cung 4 tiến bộ rất nhanh. Đó có lẽ là do họ đã trải qua những va chạm, những ma sát lớn, và điều đó có thể cho chúng ta biết điều gì đó về cách con người có thể tiến bộ lên mặc dù có một sự hỗn độn lớn trên dãy mặt trăng.
1 Tamas induces love of ease and pleasure, a hatred of causing pain amounting to moral cowardice, indolence, procrastination, a desire to let things be, to rest, and to take no thought of the morrow. Rajas is fiery, impatient, ever urging to action. These contrasting forces in the nature make life one perpetual warfare and unrest for the fourth ray man; the friction and the experience gained thereby may produce very rapid evolution, but the man may as easily become a ne'er-do-well as a hero.
Tamas đem lại việc ưa thích dễ dàng và niềm vui, nó căm ghét việc gây ra đau khổ, chung quy là tính sợ sự chống đối, lười nhác, chần chừ, thích để cho mọi việc y như cũ, để nghỉ ngơi, và để không lo nghĩ về ngày mai. Rajas thì nóng nảy, thiếu kiên nhẫn, luôn thôi thúc hoạt động. Các mãnh lực trái ngược này trong bản chất làm cho cuộc sống đầy xung đột liên tục, và sự bất ổn cho người cung 4; việc cọ xát và kinh nghiệm thu lượm được nhờ đó có thể tạo ra sự tiến hóa rất nhanh, nhưng người này có thể dễ trở thành một người vừa lười vừa vô trách nhiệm, cũng như một vị anh hùng.
Trích một đoạn trong quyển sách Ảo Cảm Một Vấn đề Thế Giới nói về người cung 4
"Fourth ray people are peculiarly prone to fall into glamour and thus to produce a condition which is one of extreme difficulty. I might define their problem by saying that they tend to bring their illusions down to the astral plane and there clothe them with glamour and have consequently [Page 224] a double problem upon their hands; they are faced with a unification of glamour and illusion.
They are, however, the group of souls which will eventually reveal the true nature of the intuition and this will be the result of their illusory glamorous fight in the world of appearances. [GWP 223-224]
Người thuộc cung bốn đặc biệt có khuynh hướng rơi vào ảo cảm và như vậy tạo ra một tình trạng cực kỳ khó khăn. Tôi có thể định nghĩa vấn đề của họ bằng cách nói rằng họ có khuynh hướng đưa các ảo tưởng của họ xuống cõi cảm dục và bao phủ các ảo tưởng này bằng ảo cảm, và hậu quả là sự khó khăn tăng gấp đôi; họ đối phó với sự kết hợp của ảo cảm và ảo tưởng.
Tuy nhiên, họ là nhóm các linh hồn mà sau rốt sẽ khai mở bản chất đích thực của trực giác và đây sẽ là kết quả của trận chiến ảo tưởng − ảo cảm của họ trong thế giới sắc tướng.
Thầy Hiệu Trưởng cũng cho một ví dụvềcâu nói trên, ‘người cung 4 có khuynh hướng đưa các ảo tưởng của họxuống cõi cảm dục và bao phủcác ảo tưởng này bằng ảo cảm, và hậu quảlà sựkhó khăn tăng gấp đôi;họđối phó với sựkết hợp của ảo cảm và ảo tưởng’:
Tôi có thể đưa ra một ví dụ về sự kết hợp của ảo tưởng và ảo cảm đối với người cung 4 vì bản thân tôi cũng có rất nhiều tính chất của cung 4. Tôi sẽ lấy một ví dụ ở cấp quốc gia, là nước Đức. Họ có một lý thuyết phức tạp về sự siêu việt của chủng tộc Aryan, phụ chủng thứ năm của giống dân chánh thứ 5. Điều này không toàn diện và bị méo mó. Nó chỉ tập trung vào một phần của chân lý, và họ đã mang nó xuống, và vốn là một quốc gia có phàm ngã Song Ngư, họ khoác cho ý tưởng về sự siêu việt của phụ chủng thứ năm với cảm xúc, với sự sùng bái lạ thường, và mọi người sẽ bị cuốn đi bởi tầm nhìn về sự siêu việt của họ, tạo ra một tình huống ảo cảm không thể cưỡng lại được. Vì vậy, một ý tưởng trên cõi trí có thể tốt hoặc có thể nguy hiểm, nhưng nếu nó khoác vào một thể cảm dục và đó lại là một ý tưởng xấu, một ý tưởng chia rẻ, một ý tưởng độc đoán, khi đó bạn có một tình huống thực sự khó khăn, một sự pha trộn giữa tư tưởng cứng đầu và sự nhiệt thành cực độ. Bạn sẽ thấy điều này trong một số tổ chức tôn giáo ngày nay, họ được dạy, trong trí cụ thể của họ, rằng họ là ưu việt, và khi tư tưởng này đi xuống cõi cảm dục, nó khoác thêm lòng sùng bái nhiệt thành, và khi đó đó là một kết hợp của ảo tưởng và ảo cảm. Bất kỳ ai cũng có khả năng làm điều đó, nhưng người cung 4 nhiều hơn các cung khác, đặc biệt khi cung 6 kết hợp với nó. Trong số các quốc gia thuộc Khối Trục, Đức có cung 1 và 4, Nhật Bản có cung bốn và sáu, Ý cung sáu và bốn. Ghép bốn và sáu lại với nhau, bạn đã có một tình huống thực sự.
Duy trì sự chỉnh hợp
Tôi muốn nói rằng rất nhiều người trong chúng ta thường đánh mất sự chỉnh hợp. Chỉnh hợp là cái giúp chúng ta giữ liên lạc với thế giới cao hơn, và chúng ta đánh mất nó. Chúng ta chỉ đi vào các phản ứng cảm xúc hoặc các chỉ trích tinh thần, chúng ta mất đi sự tiếp xúc mà đáng lẽ chúng ta nên giữ ở một điểm trụ, với ý chí tập trung vào, và đó là định nghĩa của điểm trụ. Vì vậy, tôi muốn nói rằng, chúng ta hãy tập luyện duy trì sự chỉnh hợp, vì bạn rất dễ dàng đánh mất nó khi bị kích động, một cái gì đó khiến bạn rời khỏi nó. Đột nhiên, bạn nói những điều mà bạn biết không nên nói, và tất cả đều được ghi vào thói quen của chúng ta. Nhưng nếu cái trí giữ ở một điểm trụ, có thể duy trì sự chỉnh hợp, thì chúng ta có thể duy trì năng lượng. Chúng ta sẽ không buông bỏ điểm trụ của mình để chỉ đạt hiệu quả khoảng 60%. Chúng ta phải tập hợp tất cả những điểm trụ nhỏ bé này vào một điểm trụ chủ yếu trên cõi trí được chiếu sáng bởi linh hồn và giữ ở đó. Tôi đôi khi chệch hướng, có lẽ bạn cũng vậy, và đó là lý do tại sao tôi nói điều này.
1. Ảo cảm về sự hài hòa, nhắm vào tiện nghi cá nhân và sự thỏa mãn cá nhân—The glamour of harmony, aiming at personal comfort and satisfaction.
[Again, the welfare of the personality really comes first and one's harmonizing skills are applied are aimed at satisfying the glamored one's desires. The harmony promoted does not serve a higher than personal purpose.]
Một lần nữa, phúc lợi của phàm ngã thực sự được xếp đứng đầu, ưu tiên trước nhất, các kỹ năng hòa hợp của một người được áp dụng nhằm mục đích thỏa mãn những ham muốn của riêng người bị ảo cảm. Sự hài hòa được thúc đẩy không phục vụ cho mục đích cao hơn mục đích cá nhân.
Điều này khá rõ ràng. Chúng ta tập trung vào phàm ngã, hoặc phàm ngã của chúng ta là ưu tiên. Chúng ta sử dụng các kỹ năng hài hòa để giữ mình trong khu vực thoải mái và thực hiện những ham muốn của riêng mình. Việc yêu mến sự hài hòa của chúng ta không phục vụ cho mục đích cao cả, mà chỉ vì sự thoải mái của riêng chúng ta. Liên hợp quốc là một tổ chức tính chất cung 4. Có một số Linh hồn cung 4 hoạt động tại Liên Hợp Quốc, và mục tiêu của họ được cho là trên bình diện cao hơn, bình diện thế giới.
2. Ảo cảm về chiến tranh—The glamour of war.
[There is a thrill of combat, but it is instinctual. There is a will to prevail over others instead of seeing them as part of a greater whole. 'I fight therefore I am'!
Có một sự vui sướng vì chiến đấu, nhưng đó là bản năng. Có một ý chí để thắng những người khác thay vì xem họ là một phần của một tổng thể lớn hơn. ‘Tôi chiến đấu, vì vậy tôi tồn tại’!
Có sự hồi hộp vui sướng vì chiến đấu, nhưng điều đó là bản năng. Và cũng có ý chí để thắng người khác thay vì xem họ là một phần của một tổng thể lớn hơn. Ở đây, tôi thường hay đùa với người cung 4, “Tôi chiến đấu, vì vậy tôi tồn tại”. Nó cũng giống như câu nói, “Tôi tư duy, do đó tôi tồn tại”. Nếu bạn đã từng ở một quán bar Ailen (và tôi đã ở đó nhiều năm), thì truyền thống của một Donnybrook tốt nghĩa là tình yêu chiến đấu. Không có bất kỳ sự khác biệt nàotrong việc bạn chiến đấu với ai, miễn là bạn có thể chiến đấu. Bạn có thể thấy những người đó trong phim ảnh.
3. Ảo cảm về sự xung đột, với mục đích lập lại công chính và hòa bình—The glamour of conflict, with the objective of imposing righteousness and peace.
[The ends do not justify the means. The preferred method of conflict is still indulged when there are probably much better ways of reaching peace. The love of fighting comes first. The attempt to impose righteousness and peace actually causes still more conflict. And so was Alexander the Great (a very fourth ray character) victim of this type of glamour?
Mục đích không biện minh cho phương tiện. Vẫn chuộng phương pháp được ưa thích là xung đột khi lẽ ra còn nhiều cách tốt hơn để đạt được hòa bình. Tình yêu chiến đấu đến trước. Nỗ lực áp đặt sự công bằng và hòa bình thực sự còn gây ra
nhiều xung đột hơn. Và như thế, Alexander Đại đế (một nhân vật có tính chất cung 4) là nạn nhân của loại ảo cảm này?
Tôi muốn hòa bình, nhưng trước hết tôi phải chiến đấu với bạn, vì vậy mục đích không biện minh cho phương tiện. Và phương pháp xung đột được ưa chuộng được coi là phương diện thấp của cung 4, và có lẽ có nhiều cách tốt hơn để đạt được hòa bình, nhưng ở đây trước tiên hãy chiến đấu và sau đó làm hòa. Tình yêu chiến tranh đến trước, nỗ lực áp đặt sự công bình và hòa bình sau đó thực sự gây ra nhiều xung đột. Tôi nghĩ Alexander Đại đế là một ví dụ tuyệt vời về ảo cảm này. Napoleon cũng thế, và tôi tự hỏi liệu hai người này có phải cùng là một thực thể hay không? Alexander có phàm ngã cung 4, điều đó chắc chắn. Ông cũng có linh hồn Cung 1. Điều thú vị là đầu tiên ông không làm theo cách ngược lại. Ông chinh phục mọi người và sau đó ông sẽ tiếp thu họ, chấp nhận cách của họ và tạo ra sự hòa hợp với họ sau cuộc chinh phục. Vì vậy, sau khi chinh phục Ba Tư, ông bắt đầu trở nên một người Ba Tư, hợp nhất và hòa quyện với họ vì lợi ích của một kiểu hòa hợp, tất nhiên ông là người cai trị.
4. Ảo cảm đối với nhận thức mơ hồ về nghệ thuật —The glamour of vague artistic perception.
[This often accompanies the inability to see really clearly and factually. It goes nowhere in the attempt to work realistically with the world as it is. It prevents one from being really effective in the representation of Hierarchy.
Điều này thường đi kèm với việc không thể thực sự nhìn thấy một cách rõ ràng và thực tế. Nó không đi đến đâu trong nỗ lực làm việc thực tế với thế giới như vốn có. Nó ngăn người ta thực sự hiệu quả trong việc thể hiện Thánh đoàn.
Bạn có thể thấy thực tại rõ ràng, thực tế? Làm thế nào để bạn nhìn thấy nó? Bạn có thể làm việc với thế giới một cách thực tế như nó là hay bạn luôn ở trong thế giới mơ ước để tìm kiếm một loại vẻ đẹp nào đó và không thể đối phó thực tế hoặc thực sự hiệu quả trong thế giới hàng ngày, cố gắng thể hiện Thánh đoàn theo cách đó. Có lẽ một số người trong chúng ta sẽ đáp ứng với những điều này, và tôi cũng phần nào đáp ứng với điều đó.
5. Ảo cảm về nhận thức bằng thông linh thay vì bằng trực giác—The glamour of psychic perception instead of intuition.
[The many images to which the fourth ray type is prone do not align with or lead to accessing the intuition. One remains caught in the images on their own level instead of seeing the Whole, which intuition reveals.
Có nhiều hình ảnh mà người cung 4 có khuynh hướng nghiêng về thì không phù hợp hoặc dẫn đến việc đạt đến trực giác. Họ vẫn bị cuốn vào những hình ảnh ở cấp độ của họ thay vì nhìn thấy cái Toàn Thể mà trực giác tiết lộ.
Điều này khá rõ ràng. Chúng ta có xu hướng đi vào cõi cảm dục, và chúng ta quan tâm đến cõi đó đến nỗi nó thực sự cách ly chúng ta khỏi cõi trực giác. Nhưng thông linh không phải là trực giác. Có một số trạng thái cảm xúc cần một loại biểu tượng nhất định có thể tiết lộ điều gì đó ở cấp độ trực giác, nhưng cấp độ trực giác thực sự là một mức độ khá vô hình sắc, và rất nhiều người bị cuốn vào những gì Chân sư DK gọi là ảo cảnh (phantasmagoria), những hình thể luôn thay đổi và nó chỉ làm mờ đi ánh sáng của thực tại và lý trí thuần khiết.
6. Ảo cảm về nhận thức âm nhạc—The glamour of musical perception.
[It is sometimes said that in the higher worlds one can be led astray by beauty (musical beauty) and never reach one's goal. One must pass the Sirens2 and Gandharvas3. Here one is on one's own world and ignores the realities of life. The love of beauty for its own sake, can sometimes lead away from realism and practicality.
2 Tiên chim, (tiếng Anh: Siren) là những nhân vật trong thần thoại Hy Lạp, họ là những sinh vật nửa người nửa chim và nguy hiểm vì có vẻ đẹp thu hút các thủy thủ cùng với âm nhạc du dương và giọng nói mê hoặc của mình để làm những người thủy thủ này say đắm từ đó mất cảnh giác, làm đắm tàu, và phải trôi dạt trên bờ biển lạc vào những hòn đảo của họ. Tiên chim thực sự được mô tả là những sinh vật có vẻ đẹp quyến rũ như báu vật và năng lực rộng lớn như biển khơi. Giọng hát của họ khiến cho các thủy thủ gặp nạn. Cũng có khi những cơn sóng mang giọng hát của họ tới các con tàu để dự báo về những hiện tượng thời tiết xấu sắp diễn ra.
3 CÀN THÁT BÀ; S. Gandharva.
Theo huyền thoại Ấn Độ, Càn Thát Bà là vị thần thường xuyên theo hầu vua loài trời là Đế Thích (Indra) để tấu nhạc. Một tên khác là Hương thần. Vì thần này nuôi mình bằng mùi hương và thân hình tỏa ra hương cho nên goi là Hương thần hay Hương ấm thần.
[Người ta nói rằng, đôi khi ở những cõi giới cao hơn ta có thể bị mê hoặc bởi vẻ đẹp (vẻ đẹp âm nhạc) và không bao giờ đạt đến mục tiêu của mình. Ta phải vượt qua các Sirens và ‘Càn Thát Bà’ (Gandharvas). Ở đây, con người ở trong thế giới của riêng mình và bỏ qua thực tế của cuộc sống. ‘Yêu cái đẹp chỉ vì cái đẹp’ đôi khi có thể dẫn đến xa rời hiện thực và thực tế.
Có rất nhiều ảo cảm và Chân sư DK chỉ chỉ cho chúng ta một số. Ảo cảm này nói rằng trong những cõi giới cao siêu hơn khi bạn tiến vào thực tại, bạn có thể bị lạc hướng bởi vẻ đẹp, trong trường hợp này là vẻ đẹp của âm nhạc, và không bao giờ đạt được mục tiêu của bạn. Đây là câu chuyện về các Tiên Chim (Sirens) và Gandharvas. Họ có một vẻ đẹp tuyệt vời ở đâu đó dọc con đường tâm linh, và bạn bị họ giam cầm và mê hoặc bởi thứ âm nhạc thường xuyên diễn ra trong đầu, và cứ thế nó dẫn đến một cuộc sống không thực tế, hoặc đôi khi nó có thể dẫn đến sự mặc khải vĩ đại cho Nhân loại như trong trường hợp của Mozart hay Beethoven. Họ bỏ qua thực tế của cuộc sống. Họ sống trong thế giới mỹ lệ của riêng mình, không thể thực tế về mọi thứ.
Có một câu chuyện về Beethoven ở đây. Beethoven là một ví dụ nổi bật của phàm ngã cung 1 ở trong một linh hồn cung 4. Beethoben là người thoát li thế giới thực và các chi tiết thực tế, mặc dù người ta nói rằng ông rất tỉ mỉ, chi li đến mức đếm đúng 60 hạt cà phê mỗi sáng để pha và uống. Dù ông tỉ mỉ về mặt đó, nhưng ông luôn mặc cùng một bộ quần áo vào mọi lúc, đổ thức ăn lên khắp các bản thảo của mình. Người ta nói rằng bạn bè của ông phải lấy trộm bộ quần áo của ông vì ông luôn mặc chúng cho đến khi chúng tơi tả, và có lẽ là rất khủng khiếp!
7. Ảo cảm về các cặp đối nghịch theo ý nghĩa cao—The glamour of the pairs of opposites, in the higher sense.
[Caught in and almost enjoying the conflict between the soul and personality. This means enjoying the conflict, in which one pictures oneself as the warrior, more than the possible resolution of the conflict. This would mean a forgetting that conflict is meant to lead to harmony, resolution and peace. Constant struggle without moving towards resolution....
Mắc kẹt trong cuộc xung đột giữa linh hồn và phàm ngã và gần như thích thú về điều đó. Điều này có nghĩa là thích thú cuộc xung đột, trong đó người ta hình dung mình là chiến binh, nhiều hơn việc có thể giải quyết cuộc xung đột. Nó có nghĩa
quên rằng xung đột nhằm dẫn đến sự hòa hợp, giải quyết và hòa bình. Đấu tranh liên tục mà không tiến tới giải quyết ....
Chúng ta bị cuốn vào một cuộc xung đột giữa phàm ngã và linh hồn. Rất nhiều người trong lĩnh vực của chúng ta nói rằng, “linh hồn tôi đang chiến đấu với phàm ngã”, đó là phàm ngã của tôi, còn đây là linh hồn của tôi, và họ luôn bị cuốn vào cuộc xung đột, nghĩ rằng mình là chiến binh. Họ yêu thích cuộc chiến hơn là khả năng có thể để giải quyết cuộc xung đột, và họ quên rằng xung đột dẫn đến sự hài hòa, dẫn đến giải quyết và hòa bình. Vì vậy, luôn luôn là cuộc đấu tranh không ngừng giữa những xung lực cao và những xung động thấp: bên vai trái của bạn là ác quỷ và bên vai phải là thiên thần, và bạn luôn bị cuốn vào cuộc đấu tranh của hai bên.