ẢO CẢM CUNG 7 - WEBINAR SỐ 10 - (PHẦN 1)
(Thầy Kiệt MFVN Dịch tháng 09. 2019)
Glamour Webinar 10 — Phần 1
Ghi chú: Những trích dẫn từ sách của Chân sư DK sẽ có màu blue, bình giảng của Thầy Hiệu Trưởng về các đoạn văn trong sách sẽ có màu đen, nền nâu nhạt
Sao Kim, hành tinh cung 5 sẽ giúp xua tan ảo cảm.
Hôm nay là sáng thứ sáu, ngày thứ năm của tuần lễ, cũng là ngày của Sao Kim, là thời điểm tuyệt vời để bàn về Kỹ thuật Của Ánh sáng khi chúng ta cố gắng vô hiệu hóa các Ảo cảm đang tràn lan trong đời sống cá nhân của chúng ta và cũng của thế giới ở một mức độ nào đó. Sao Kim có nhiều thứ ngoài cung 5, nhưng chúng ta thực sự cần cung 5 linh hồn của sao Kim để làm trong sáng những suy nghĩ của chúng ta, bởi vì rất nhiều vấn đề của chúng ta xuất phát từ việc chúng ta không suy nghĩ thẳng thắn, chúng ta bị cuốn theo những ham muốn, những hoạt động, những thành kiến của chúng ta, và chúng ta nhìn thấy mọi thứ một cách méo mó và đó là điều chúng ta không muốn.
Cách xướng tụng đúng Đại Khấn Nguyện
Rõ ràng lời Đại Khấn Nguyện phải được xướng tụng một cách sâu sắc, với tư tưởng phía sau, gần như với một thái độ cầu nguyện hoặc vươn lên, vươn tới các dòng chảy năng lượng. Nhiều người đã viết về Lời Đại Khấn Nguyện, về điểm ánh sáng, điểm tình thương… về ý nghĩa của chúng? Tất cả phụ thuộc vào bối cảnh của bạn. Tất nhiên, trước tiên chúng ta sẽ hướng về Thượng đế của chúng ta, đức Hành Tinh Thượng đế Sanat Kumara, và tất cả những điều này được tìm thấy trên cõi Dĩ Thái Hồng Trần Vũ Trụ—Trí Thượng đế, Tâm Thượng đế, Ý Chí Thượng đế v.v. tất cả đều nằm trên cõi dĩ thái vũ trụ. Vì vậy, từ một góc độ nhất định, Trí Thượng đế có thể được xem thuộc cõi Atmic, cõi của ý chí tinh thần, nhưng đó cũng là cõi của thông tuệ; Tâm Thượng đế là cõi Chân thần, Ý chí của Thượng đế—Đức Sanat-Kumara, Hành Tinh Thượng đế của chúng ta—là cõi giới Logoic; và tất nhiên, chúng ta, như các Chân thần, tập trung trên cõi Bồ đề, và chúng ta đang khẩn cầu đến các dòng năng lượng đó theo đường Antakarana mà chúng ta đã và đang kiến tạo. Chúng ta khẩn cầu đến các dòng chảy năng lượng này, và chúng ta phải liên tục học cách xây dựng cây cầu ánh sáng mà Chân sư DK đã dạy cho chúng ta những chỉ dẫn để xây dựng nó.
Chúng ta cũng có thể xem xét lời Đại Khấn Nguyện trong bối cảnh lớn hơn, liên quan đến Thái dương Thượng đế, và thậm chí còn lớn hơn nữa, vượt ra ngoài Thái dương hệ của chúng ta, theo cùng cách mà chúng ta đã làm ở trên đối với Hành Tinh Thượng đế của chúng ta. Khi đó, bạn có thể hiểu rằng một điểm như Sirius cũng sẽ tham gia vào Trí Thượng đế, Tâm Thượng đế ở các địa điểm vũ trụ khác này. Nhưng ngay cả trong Tiểu Vũ Trụ của chúng ta, chúng ta đang khấn nguyện hướng đến Thượng trí, đến nguyên khí Bồ đề, đến Chân thần của chúng ta. Vì vậy, lời khẩn cầu này có nhiều cấp độ ứng dụng khác nhau, nhưng vấn đề là chúng ta phải học cách hòa nhập với những điều này, chứ không thực hiện lời khấn nguyện một cách máy móc, không suy nghĩ. Chúng ta phải thực hành khấn nguyện theo cách mà Chân sư Morya đã nói với chúng ta. Ngài nói, nếu bạn uống vitamin với một ý thức rõ ràng thì tốt hơn nhiều so với việc chỉ nhét viên thuốc vào miệng, và đó là một minh hoạ tốt cho việc xướng tụng Đại Khấn Nguyện. Vì vậy, chúng ta không nên khấn nguyện một cách máy móc, không suy nghĩ, không có sự hiện diện của chúng ta phía sau nó. Điều này có lẽ là hiển nhiên đối với tất cả chúng ta, nhưng thỉnh thoảng, tôi nghĩ bạn sẽ không phật ý khi được nhắc nhở về điều đó.
Công việc này cần bao lâu?
Các bạn có thể tự hỏi học hỏi và thực hành về ảo cảm mất bao lâu? Bạn có thể mất nhiều năm để trở nên phần nào lão luyện trong công việc xua tan ảo cảm và ảo tưởng này, và ba cuộc điểm đạo đầu tiên của chúng ta có nhiệm vụ là làm xua tan ảo cảm , ảo tưởng, và Maya. Ở lần điểm đạo đầu tiên đặt trọng tâm ở cõi dĩ thái-vật lý, Maya được cho là đã mất đi rất nhiều sức mạnh. Tiếp theo, ở lần điểm đạo thứ 2, đến phiên ảo cảm bị xua tan phần lớn. Ở lần điểm đạo thứ ba, tôi không nói ảo tưởng hoàn toàn mất hẳn, nhưng một phần lớn những tư tưởng sai lệch chi phối cuộc sống của chúng ta sẽ bị xua tan mặc dù Chân sư DK đưa ra một nhận xét hài hước rằng chúng ta phải đạt đến cấp bậc điểm đạo thứ chín trước khi ảo tưởng cuối cùng bị xua tan. Tôi chắc chắn rằng điều đó chỉ liên quan đến cõi vật lý vũ trụ và được thể hiện tương đối, nên đó là con đường làm sáng tỏ cho tất cả chúng ta, và chúng ta phải áp dụng điều này vào công việc của chúng ta trong thế giới và ý thức của nhân loại. Chúng ta đi theo con đường tinh luyện và sẽ đạt đến mức độ tự do ngày càng tăng. Bản thân nhân loại tại thời điểm này bị vây quanh bởi những thành kiến cảm xúc thiếu suy nghĩ, phần lớn tìm kiếm lợi ích cho bản ngã nhỏ bé khiến chúng ta có một số việc rất sơ khai mà bây giờ phải làm.
Có nhiều hệ thống Yoga hay Con đường đi đến Thượng đế
Chúng ta đang ở trang 195 của quyển Ảo Cảm Một Vấn đề Thế Giới, và đoạn sau đây nói về Kỹ thuật Ánh sáng và cách nó được đặt nền tảng trong hệ thống Raja Yoga, khoa học thống soái về linh hồn. Yoga có nghĩa là hợp nhất với cái gì đó thiêng liêng hơn, và có nhiều cách khác nhau để làm điều đó. Karma Yoga đạt đến Thiên Tính thông qua lao động của bạn trên thế gian; Laya Yoga hợp nhất với Thiên Tính qua việc kiểm soát hệ thống luân xa dĩ thái của bạn và các hệ thống luân xa khác; Bhakti Yoga là hợp nhất thông qua sự sùng tín; Jnani Yoga là hợp nhất thông qua sức mạnh của tâm trí. Đó là cách tiếp cận cung 5 và cung 3. Sau đó, chúng ta có Raja Yoga là môn Yoga Vua, về việc hợp nhất với linh hồn. Nhưng chúng ta sẽ tiến xa hơn trong Thời Đại Mới vào khoa Yoga tổng hợp được gọi là Agni Yoga, Yoga của Lửa, pháp môn Yoga tổng hợp của tất cả các trường phái yoga. Thực tế trong hơn 10.000 năm qua, tác phẩm của nhà hiền triết vĩ đại Patanjali đã được nghiên cứu và thực hành, nhưng các sinh viên vẫn hầu như chưa thể tiếp nhận được hết. Vì vậy, nếu chúng ta có thể áp dụng hệ thống tốt đẹp này—cách tiếp cận của cung 2—để hiểu và làm sáng tỏ tâm thức và trí tuệ, chúng ta có thể tiếp tục với pháp môn Yoga tổng hợp sau này.
Năm Qui Luật và Năm Điều Răn (trích từ Ảo Cảm Một Vấn đề Thế Giới 196)
The rules for the Technique of Light have been adequately laid down in the Raja Yoga system of Patanjali, of which the five stages of Concentration, Meditation, Contemplation, Illumination, and Inspiration are illustrative; these, in their turn, must be parallelled by a following of the Five Rules and the Five Commandments. I would ask you to study these. They, in their turn, produce the many results in psychic sensitivity, of which hierarchical contact, illumination, service and discipline are descriptive and, finally, the [Page 196] stage of "isolated unity," which is the paradoxical term used by Patanjali to describe the inner life of the initiate.
Các qui luật về Kỹ Thuật của Ánh Sáng đã được nêu ra một cách thoả đáng trong hệ thống Raja Yoga của Patanjali, với năm giai đoạn tiêu biểu Định Trí, Tham Thiền, Chiêm Ngưỡng, Khai Ngộ, và Linh Hứng; Năm giai đoạn này đến lượt chúng phải được song hành bằng cách tuân thủ Năm Quy Luật và Năm Điều Răn. Tôi yêu cầu các bạn nghiên cứu các điều này. Đến phiên chúng, năm quy luật và năm điều răn sẽ tạo ra nhiều kết quả trong sự nhạy cảm tâm linh mà sự giao tiếp với Thánh Đoàn, sự giác ngộ, phụng sự và giữ giới luật là các thể hiện. Sau rốt là giai đoạn “hợp nhất cô lập” vốn là một tên gọi khác thường mà Đạo Sư Patanjali dùng để mô tả cuộc sống nội tâm của vị đệ tử điểm đạo.
Most of what I have said above is well known to all aspirants whether they study the Raja Yoga teaching of India or the life of practical mysticism as laid down by such mystics as Meister Eckhart and the more mentally polarised modern esotericist. These latter went beyond the mystical vision by arriving at fusion. I need not enlarge on this. It is the higher stage of at-one-ment to which all true mystics bear witness. [GAW 196]
Hầu hết những gì tôi đề cập ở trên đều được mọi người tìm đạo biết rõ dù họ nghiên cứu giáo lý Raja Yoga của Ấn Độ hoặc có cuộc sống thần bí thực tiễn do các nhà thần bí học như Meister Eckhart và những nhà huyền bí học hiện đại thiên về trí tuệ đưa ra hay không. Những người thuộc hạng sau vượt qua linh thị thần bí bằng cách đạt đến sự dung hợp. Tôi không cần bàn rộng về vấn đề này. Chính giai đoạn nhất quán cao siêu mà mọi nhà thần bí chân chính trải qua đã là bằng chứng rồi.
Tôi muốn chỉ ra cho các bạn đã nghiên cứu chiêm tinh nội môn ở một mức độ nhất định rằng mỗi một trong những giai đoạn thiền định này tương quan với một dấu hiệu chiêm tinh. Ví dụ, sự tập trung tương ứng với Leo, với vòng tròn có dấu chấm ở tâm là Mặt trời, kết hợp tất cả lại với nhau, không để trí của bạn phân tán. Tiếp đến tham thiền là sự tập trung suy nghĩ kéo dài trên một chủ đề nhất định, được cai quản bởi Xử Nữ. Rồi chiêm ngưỡng hay đại định, trong đó chúng ta học cách lướt vào trạng thái thiền định đang diễn ra của linh hồn, chủ thể và đối tượng hợp nhất, là một yếu tố Thiên Bình. Kế tiếp là Khai Ngộ thường được cho là liên quan đến Kim Ngưu, và chắc chắn có liên quan đến Mẹ của Ánh Sáng, Kim Ngưu, nhưng trong trường hợp này, nó liên quan đến Bọ Cạp, và khai ngộ có nghĩa là cuối cùng chúng ta đã thâm nhập vào phân cảnh giới dĩ thái vũ trụ đầu tiên, tức cõi Bồ đề của Thái dương hệ. Cuối cùng là linh hứng tương quan với Nhân Mã, nơi bạn bắt đầu chạm vào hơi thở thiêng liêng của Chân thần. Có sự tương quan thú vị ở đây liên quan đến Cung 6: Chân thần ở cõi thứ 6, Nhân Mã là dấu hiệu cung 6 chính yếu vào lúc này. Sau Nhân Mã là Ma Kết gắn liền với sự điểm đạo, Bảo Bình với phổ quát hoá và Song Ngư với đồng nhất hoá.
Năm Qui Luật—The Five Rules
"Internal and external purification, contentment, fiery aspiration, spiritual reading and devotion to Ishvara constitutes Niyama (or the five rules)."
Tinh luyện bên trong và bên ngoài, an vui, nguyện vọng bừng cháy, thấu hiểu tinh thần và sùng kính Ishvara là Nijama (hay là năm qui luật).
These five commandments are simple and clear and yet, if practised, would make a man perfect in his relationships to other men, to supermen and to the subhuman
realms. The very first command to be harmless is in reality a summation of the others. These commandments are curiously complete and cover the triple nature; in studying all these means we shall note their relation to one or other part of the lower threefold manifestation of the ego.
Năm giới răn này có vẻ rõ ràng và đơn giản. Thế nhưng, [185] nếu được thực hiện đúng, chúng sẽ giúp hành giả có những liên giao tốt đẹp với tha nhân, với các bậc siêu nhân và với các giới tiến hóa thấp kém hơn nhân loại. Chính giới răn thứ nhất là không gây tổn hại vốn thực tế bao gồm các giới răn kia. Các giới răn này thật là đầy đủ và gồm cả ba khía cạnh của phàm ngã. Khi nghiên cứu tất cả các phương tiện này, chúng ta sẽ thấy chúng lần lượt liên quan đến một trong các thể biểu hiện ở hạ giới của chân nhân.
Trích dẫn từ Ánh Sáng Của Linh Hồn về 5 Qui Luật
1. Nhóm từ “thanh khiết bên trong và bên ngoài” chỉ về ba hạ thể đang che án chân ngã, và phải được diễn giải theo hai ý nghĩa. Mỗi thể đều có dạng hữu hình và thô đặc nhất, và dạng này phải được giữ cho sạch sẽ. Vì có một ý nghĩa là các thể cảm dục và thể trí có thể được giữ cho sạch sẽ, tránh khỏi những gì không thanh khiết đến với chúng từ môi trường chung quanh. Điều này cũng giống như phải giữ cho thân xác khỏi bị vấy bẩn theo cách tương tự. Ngoài ra, cũng phải giữ cho những chất liệu tinh vi trong các thể nói trên được hoàn toàn trong sạch. Đây là cơ sở của việc nghiên cứu sự thanh khiết về từ điện, vốn là nguyên nhân khiến phải tuân thủ quá nhiều điều ở phương Đông mà chừng như người Tây phương không thể hiểu. Cái bóng của một người nước ngoài phủ lên trên thức ăn [189] cũng khiến thực phẩm đó trở nên bất tịnh. Đây là niềm tin cho rằng một số loại lực phát ra vốn gây nên tình trạng bất tịnh. Dù phương pháp hóa giải những tình trạng vừa kể có vẻ là loại nghi thức lỗi thời, thế nhưng cái ý tưởng khiến người ta thực hành phương pháp đó thì vẫn đúng thực. Hiện nay hãy còn quá ít kiến thức về các phóng phát mãnh lực từ con người, hoặc tác động lên cơ thể con người. Do đó, phương pháp được gọi là “thanh luyện một cách khoa học” vẫn còn trong giai đoạn phôi thai.
2. Bình giảng của Thầy Hiệu Trưởng:
Bạn đặt các thể của mình dưới lửa tinh luyện. Bạn có ít sự biến dạng trong tâm thức của mình hơn nếu mọi thứ trong sạch, như Kinh Thánh Tân Ước nói rằng: “Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa”. Toàn bộ ý tưởng rằng sự trong sạch nằm cạnh sự tin kính, có nghĩa là nếu chúng ta thoát khỏi tất cả những sự lệch lạc, biến dạng khác nhau này, chúng ta sẽ thấy thực tại.
2. Sự an vui tạo điều kiện cho thể trí nghỉ ngơi, ổn định. Chúng ta thấy an vui khi nhận thức được các định luật chi phối cuộc sống, chính yếu là luật nghiệp quả. Đây là trạng thái của thể trí khi nó thấy rằng mọi điều kiện đều đúng đắn, mà trong đó người chí nguyện có thể giải quyết vấn đề của mình và đạt mục tiêu cho một kiếp sống. Điều này không hẳn là một sự trầm lắng và nhu thuận tạo nên tình trạng trì trệ. Đó là nhận thức được những lợi thế trong hiện tại và tận dụng các cơ hội sẵn có, dùng chúng làm nền tảng và cơ sở cho các bước tiến tương lai. Khi thực hiện đúng điều này, thì có thể dễ dàng áp dụng ba qui tắc còn lại.
Bình giảng của Thầy Hiệu Trưởng:
Tiếp đến là An Vui. Nói An Vui không có nghĩa là chúng ta không có sự bất mãn thiêng liêng để đạt được. Bạn phải có cả hai.
3. Nguyện vọng bừng cháy sẽ được bàn đầy đủ hơn trong quyển sau. Thế nhưng, ở đây cũng nên nói rằng sự “tinh tấn” hướng đến lý tưởng, hoặc tự rèn luyện nhằm đạt mục tiêu phải thật sâu xa trong tâm người chí nguyện thực hành yoga đến mức không khó khăn, trở ngại nào có thể khiến y lùi bước. Chỉ khi phẩm tính này đã phát triển đến mức tốt đẹp, và khi hành giả đã tỏ ra rằng không vấn đề khó khăn nào, không sự tối tăm [190] hay thời gian lâu dài nào ngăn trở được y, thì bấy giờ y mới được phép trở thành đệ tử của một vị Chân sư. Sự cố gắng mãnh liệt, lòng thiết tha kiên định và liên tục, và sự trung thành không dời đổi đối với lý tưởng thấy được qua thị kiến tinh thần, là điều kiện thiết yếu của con đường đệ tử. Các đặc tính này phải có trong cả ba hạ thể, để thể xác luôn luôn nghiêm trì giới luật, thể tình cảm và thể trí thường xuyên có định hướng tinh thần. Vì thế, hành giả nhất tâm tiến đến mục tiêu “bằng mọi giá.”
Nguyện Vọng Rực Lửa. Nhiều bạn nói rằng: tôi đã thực hiện tốt giai đoạn nguyện vọng bừng cháy, giờ tôi bước vào giai đoạn thiền định. Không phải thế, bởi vì nguyện vọng bừng cháy đi cùng với toàn bộ các thực thể tiến hoá, ngay cả Hành Tinh Thượng Đế cũng có nguyện vọng rực lửa, thậm chí cả Thái dương Thượng đế. Nguyện vọng là khao khát tiếp cận nguồn cuội và các nguồn cội luôn ngày càng trở nên cao hơn.
Sự thấu hiểu tinh thần liên quan đến việc phát triển ý thức về các thực tại nội tâm. Nó được bồi dưỡng bằng cách học hỏi những vấn đề thông thường, và bằng cách thấu đáo các ý tưởng ẩn trong ngôn từ. Nó được phát triển bằng cách thận trọng xem xét các nguyên nhân ẩn trong mọi sự ham muốn, khát vọng, và xúc cảm. Vì thế, nó liên quan đến dục vọng hay cõi cảm dục. Nó cũng tìm cách thấu hiểu các biểu tượng hay dạng hình học có hàm chứa một ý tưởng hay tư tưởng. Vì thế, nó liên quan đến cõi trí. Điều này sẽ được bàn sau, trong Quyển III.
Đọc hiểu tinh thần. Nó rất giống như phân biện tâm linh. Bạn nhìn vào thế giới và thấy mọi thứ không như chúng có vẻ là. Chúng luôn hướng đến một nguyên mẫu tinh thần cao hơn.
Có thể nói vắn gọn sự Sùng kính Ishvara là thái độ của phàm ngã và ba hạ thể nhằm phục vụ chân nhân, vị chủ nhân, là vị Thượng Đế hay Đấng Christ ở nội tâm. Sự sùng kính này gồm ba phương diện, khiến cuộc sống phàm nhân luôn tuân phục vị Thầy ở nội tâm. Rốt cuộc, nó đưa người chí nguyện đến với các bậc trọn lành hay các huấn sư tinh thần. Nó cũng giúp y hiến mình phụng sự Ishvara hay Chân ngã thiêng liêng ẩn trong tâm của mọi người, và mọi hình thể biểu hiện thiêng liêng. [191]
Sùng Kính Ishvara. Đây là sự sùng kính với Đức Chúa nội tâm và bạn là Đức Chúa nội tâm đó. Vì vậy, chúng ta phải nhận ra bản chất cao siêu hơn của chúng ta và sùng kính nó, tuân thủ theo các quy luật của nó. Năm giới răn trên là Niyama, hoặc năm quy tắc, và Kỹ Thuật Ánh sáng dựa trên các giới răn này, và chúng ta đang cố gắng sử dụng Kỹ Thuật Ánh Sáng này.
Năm Điều Răn
I. Physical Nature.
1. Harmlessness. This covers a man's physical acts as they relate to all forms of divine manifestation [Page 185] and concerns specifically his force nature or the energy which he expresses through his physical plane activities. He hurts no one, and injures nobody.
I. Đặc tính Thân xác.
1. Không gây tổn hại. Giới răn này bao gồm các hành động của con người ở cõi trần khi chúng liên quan đến tất cả những hình thể biểu hiện thiêng liêng. Chúng đặc biệt liên quan đến bản chất mãnh lực hay năng lượng được y phát biểu qua những hoạt động của mình ở cõi trần. Y không hại ai, và không làm tổn thương bất cứ người nào hay vật nào.
2. Năm Điều Răn. Trong Liên đoàn Morya, chúng ta nghiên cứu những điều này một cách hệ thống và suy ngẫm về chúng, và tôi cũng biết rằng bạn đã đọc những điều này và đang cố gắng áp dụng chúng vào cuộc sống của bạn.
Về phương diện bản chất vật lý, vô tổn hại là giới răn đầu tiên trong số năm giới răn, và nó bao hàm các hành vi vật lý của một người có liên quan đến tất cả các hình thức biểu hiện Thiêng liêng, và đặc biệt liên quan đến bản chất mãnh lực hoặc năng lượng của người đó thể hiện trong các hoạt động trên cõi trần. Y không làm tổn thương ai, người nào, và chúng ta không chỉ thực hành hạnh vô tổn hại ở cấp độ vật lý mà còn trên phương diện cảm xúc và trí tuệ. Chúng ta nên nhận ra rằng chúng ta phải học cách trở nên vô tổn hại trong các phản ứng cảm xúc của mình, chúng ta thường có những suy nghĩ phê phán thuộc hạ trí. Do vậy, nó thực sự phải áp dụng cho toàn bộ bản chất phàm ngã.
2. Truth. This concerns primarily his use of speech and of the organs of sound, and relates to "truth in the inmost part" so that truth in externality becomes possible. This is a large subject and deals with the formulation of a man's belief regarding God, people, things and forms through the medium of the tongue and voice. This is covered in the aphorism in Light on the Path. "Before the voice can speak in the presence of the Master it must have lost the power to wound."
2. Chân thật.
Giới răn này chính yếu liên quan đến việc y dùng lời nói của mình và cơ quan phát ra âm thanh. Nó liên quan đến sự “chân thật trong tận thâm tâm” để y có thể sống chân thật ở bên ngoài. Đây là một chủ đề rộng lớn, trình bày niềm tin của mỗi người về Thượng Đế, con người, các sự vật và hình thể, qua trung gian của cái lưỡi và tiếng nói. Đây là hàm nghĩa của một câu châm ngôn trong Ánh sáng trên Đường Đạo. “Trước khi được nói trước Chân sư, lưỡi phải mất năng lực làm tổn thương kẻ khác.”
Chân Thật với Tất cả chúng sinh: điều này liên quan chủ yếu đến việc sử dụng lời nói. Toàn bộ ý tưởng liên quan đến việc chúng ta có trung thực hay không. Nếu chúng ta không nói dối, chúng ta có thể nhìn thấy rõ ràng. Có đủ mọi cách nói dối: bạn nói dối với người khác, bạn nói dối chính mình… có đủ loại biến dạng ở đó. Vì vậy, chân thật là rất quan trọng. Chúng ta phải thực hành chân thật ở phần sâu thẳm nhất để sự thật ở bên ngoài trở nên khả thi. Chúng ta phải hợp lý và đúng thật trong suy nghĩ của chúng ta, không cố gắng tự lừa dối bản thân hoặc cho phép bản thân bị đánh lừa bởi chính suy nghĩ của chúng ta.
Đây là một chủ đề lớn và liên quan đến việc hình thành niềm tin của một người với Chúa, với những người khác, với mọi thứ và hình tướng thông qua phương tiện của lưỡi và giọng nói. Bạn hãy nhớ lại câu châm ngôn trong Ánh Sáng Trên Đường Đạo: “Trước khi được đứng trước Chân sư, Lưỡi phải hết năng lực làm tổn thương kẻ khác”. Ánh Sáng Trên Đường Đạo là một trong những cuốn sách nhỏ thực sự được viết bởi Chân sư Hilarion, vốn là Thánh Paul trong một kiếp trước.
Chân sư Hilarion là vị Đế Quân Cung 5, nhưng Ngài có liên quan rất chặt chẽ với Cung 1, không chỉ với Cung 5 thôi. Ngài đạt đến Vương quốc thiên đường bằng bão táp và Ngài hi vọng mọi người khác cũng làm như thế. Chúng ta được nhắc nhở rằng những chỉ trích gây nhiều tổn thương là một trong những nguồn cội chính của Ảo cảm.
3. Abstention from theft. The disciple is precise and accurate in all his affairs and appropriates nothing which is not rightly his. This is a large concept covering more than the fact of actual physical appropriation of others' possessions.
3. Không trộm cắp.
Người đệ tử ứng xử minh bạch và chính xác trong tất cả các công việc của mình, và không chiếm dụng bất cứ sự vật gì không đúng là của mình. Đây là một khái niệm rộng lớn bao gồm nhiều hơn là việc thực tế chiếm dụng các sở hữu vật chất của người khác. [186]
Khi bạn làm điều gì đó, người đệ tử phải chính xác và không nhận về mình những không đúng thực của mình. Điều này liên quan đến việc trích dẫn từ người khác mà không đưa rõ nguồn trích dẫn. Trong thời đại “cắt và cán” này, mọi người thường lấy một ít từ chỗ này, một ít từ chỗ kia, và biến chúng thành của mình. Điều này được gọi là đạo văn, và thực tế đó là một hình thức trộm cắp. Vì vậy, bạn hãy luôn rèn luyện mình nêu rõ các trích dẫn mà bạn sử dụng để mọi người biết cái gì thuộc về bạn và những gì thuộc về người khác.
Đây là một khái niệm lớn, có ý nghĩa nhiều hơn chỉ việc chiếm đoạt tài sản vật lý của người khác. Chúng ta cũng có sự chiếm đoạt tài sản tinh thần. Chúng ta biết những gì thuộc về chúng ta và những gì thuộc về người khác, và nếu chúng ta cố gắng thổi phồng sai lạc sức mạnh, uy tín, danh tiếng của chúng ta, hay bất cứ điều gì đó, bằng cách lấy đi những gì không phải là của chúng ta, nó sẽ quay trở lại với chúng ta.
Chân sư DK tiếp tục giải thích 5 Điều Răn.
Ngài phân chia những điều răn này theo bản chất vật lý, cảm xúc và trí tuệ. Nhưng sự việc không hoàn toàn đơn giản như vậy.
Hầu hết mọi điều được nói ở đây là nền tảng của The Technique Of Light đều có thể được tìm thấy trên tất cả các cấp độ khác nhau của phàm ngã, linh hồn sẽ không bao giờ gây tổn hại, không bao giờ. Chính Phàm ngã với ý thức về sự Tách Biệt, Chia Rẻ gây tổn hại. Ý Thức Tách Biệt là nguyên nhân của việc gây tổn hại. Vì vậy, nếu chúng ta muốn thực sự hiệu quả trong công việc xua tan ảo cảm này, chúng ta phải sống ngày càng nhiều hơn như một linh hồn.
II. Astral Nature.
4. Abstention from incontinence. This is literally desirelessness and governs the out-going tendencies to that which is not the self, which finds physical plane expression in the relation between the sexes. It must be remembered here, however, that this expression is regarded by the occult student as only one form which the out-going impulses take, and a form which allies a man closely with the animal kingdom. Any impulse which concerns the forms and the real man [Page 186] and which tends to link him to a form and to the physical plane is regarded as a form of incontinence. There is physical plane incontinence and this should have been left behind by the disciple long ago. But there are also many tendencies towards pleasure seeking with consequent satisfaction of the desire nature and this, to the true aspirant, is likewise regarded as incontinence.
II. Bản chất Cảm dục.
4. Không buông lung tình dục.
Đây thực sự là hạnh vô dục và chi phối các khuynh hướng quay ra ngoài, đến với những gì không phải là chân ngã. Nó biểu lộ ở cõi trần thành mối liên hệ giữa các giới tính. Tuy nhiên, ở đây cần lưu ý rằng người môn sinh huyền bí xem sự biểu lộ này chỉ là một dạng của các thôi thúc hướng ngoại. Đó là một dạng liên kết chặt chẽ con người với giới loài vật. Bất cứ sự thôi thúc nào liên quan đến các hình thể và chân nhân, và có khuynh hướng nối kết chân nhân với một hình thể và với cõi trần, đều được xem là một dạng buông lung tình dục. Có sự buông lung tình dục ở cõi trần mà lẽ ra người đệ tử đã từ bỏ điều này từ lâu. Thế nhưng cũng có nhiều khuynh hướng tìm kiếm lạc thú với hậu quả thỏa mãn bản chất dục vọng, mà người chí nguyện chân chính vẫn xem là buông lung tình dục.
Về bản chất cảm xúc, Ngài nói Không buông lung tình dục, và Ngài đã cố để dịch thuật ngữ này hoặc bà Alice Bailey đã làm theo hướng dẫn của Ngài. “Đây thực sự là hạnh vô dục và chi phối các khuynh hướng quay ra ngoài, đến với những gì không phải là chân ngã”. Hiểu theo nghĩa rộng, tất cả là Ngã, cái duy nhất, hay bất cứ tên gọi nào mà bạn muốn gọi, hoặc không gọi là gì cả, Cái Không Tên. Nhưng với mục đích thực tế, có những thứ nằm trong phạm vi “Vòng -Giới-Hạn” của chúng ta và những gì nằm bên ngoài nó, và những gì bên ngoài được gọi là phi ngã. Vì vậy, có một xu hướng tìm kiếm hướng đến cái vô ngã, trên cõi trần được thể hiện trong mối quan hệ giữa hai giới.
Tuy nhiên, “ở đây cần lưu ý rằng người môn sinh huyền bí xem sự biểu lộ này chỉ là một dạng của các thôi thúc hướng ngoại. Đó là một dạng liên kết chặt chẽ con người với giới loài vật. Bất cứ sự thôi thúc nào liên quan đến các hình thể và chân nhân, và có khuynh hướng nối kết chân nhân với một hình thể và với cõi trần, đều được xem là một dạng buông lung tình dục.” Đây là mở rộng ý nghĩa của nó: con người trở nên gắn bó với cái không phải là Cái Ngã Thật Sự, và trong hàng triệu, triệu năm đầu tiên của cuộc sống chúng ta trên trần gian chúng ta đã liên tục làm điều đó, chỉ về sau này chúng ta mới làm bắt đầu rút lui và trừu xuất về phía trung tâm dưới ảnh hưởng sao Kim. Điều này rất thú vị bởi vì chúng ta hoạt động vào một ngày sao Kim với cung năm có liên quan.
Chúng ta phân tích, buông bỏ và tiến về trung tâm, chúng ta sử dụng lực hướng tâm thay vì lực ly tâm của sao Hỏa. Vì vậy, tất cả là sự tương phản giữa ham muốn, dục vọng thôi thúc của sao Hỏa và sự thu lại của Sao Kim hướng về trung tâm, nơi chúng ta thực sự tìm thấy chính mình. “Có sự buông lung tình dục ở cõi trần mà lẽ ra người đệ tử đã từ bỏ điều này từ lâu. Thế nhưng cũng có nhiều khuynh hướng tìm kiếm lạc thú với hậu quả thỏa mãn bản chất dục vọng, mà người chí nguyện chân chính vẫn xem là buông lung tình dục”. Vì vậy, nếu chúng ta không thể tập trung chúng ta vào linh hồn, vào tâm thức của chúng ta, vào tâm thức nội tại tách rời khỏi mọi nhận thức, thì chúng ta vẫn còn ở một mức độ nào đó “buông lung dục vọng”. Bạn có thể thấy những điều răn đặc biệt này sâu sắc như thế nào.
III. Mental Nature.
5. Abstention from avarice. This deals with the sin of covetousness which is literally theft upon the mental plane. The sin of avarice may lead to any number of physical plane sins and is very powerful. It concerns mental force and is a generic term covering those potent longings which have their seat not only in the emotional or kamic (desire) body, but in the mental body also. This commandment to abstain from avarice is covered by St. Paul when he says "I have learned in whatsoever state I am, therewith to be content." That state has to be attained before the mind can be so quieted that the things of the soul can find entrance.
III. Bản chất trí tuệ 5.
Không tham lam.
Đây là sự ham muốn mà thực chất là tội trộm cắp trên cõi trí. Sự tham lam vốn rất mạnh mẽ và có thể dẫn đến bất cứ tội lỗi nào ở cõi trần. Nó liên quan đến sức mạnh của trí năng, và là thuật ngữ gồm chung các khao khát mãnh liệt không chỉ bắt nguồn từ thể tình cảm hay dục vọng, mà còn có trong thể trí. Giới răn không tham lam này được Thánh Paul đề cập đến khi ông nói “Tôi đã học được cách an vui dù ở trong bất cứ tình trạng nào.” Phải đạt đến trạng thái vừa kể trước khi thể trí có thể yên lặng đến mức đón nhận được ảnh hưởng từ linh hồn.
Một lần nữa chúng ta có thể thấy điều này có thể được áp dụng nhiều hơn là bản chất cảm dục. Cuối cùng, Ngài nói về bản chất trí tuệ: Không tham lam. Điều răn này liên quan đến tội lỗi của sự ham muốn. Bạn ham muốn những gì người khác có, mà đây thực chất là hành vi trộm cắp trên cõi trí. Trộm cắp nằm phía sau rất nhiều tư tưởng và hành động. Chúng ta tìm kiếm phương pháp sai lầm để trở thành vĩ đại như bản chất cơ bản của chúng ta. Chúng ta tìm cách tích lũy mọi thứ cho chính mình như thể điều đó có thể khôi phục lại cho chúng ta bản chất tinh thần thực sự của chúng ta, và tất nhiên không thể làm điều này theo cách đó được. Chúng ta nghĩ rằng chúng ta phải có nhiều tiền, nhiều đô la, nhưng chúng ta phải thu thập nó chính đáng. Chúng ta không thể lấy chúng từ bất cứ thứ gì hay từ bất cứ ai khác, gắn nó với chính mình và nghĩ rằng chúng ta đang trở nên vĩ đại hơn. Sự vĩ đại nằm trong sự đồng nhất với Đức Thượng đế Nội Tâm mà chúng ta đang có. Vì vậy, tội lỗi của sự tham lam nói ở đây có thể dẫn đến bất kỳ tội lỗi nào trên cõi trần và nó thật sự mạnh mẽ. Tất cả các cuộc chiến tranh, các cuộc xâm lược, lấn chiếm, trong đó một nhóm người hoặc một quốc gia mong muốn có những gì mà nhóm khác hay quốc gia khác có và họ sẵn sàng thực hiện điều đó bằng vũ lực. Đây là vấn đề liên quan đến mãnh lực trí tuệ và là một thuật ngữ chung bao hàm những khát khao mãnh liệt không chỉ trong bản chất cảm xúc hay kamic mà còn trong thể trí. Ngài gần như nói rằng có một loại ham muốn vươn ra ngoài và thể trí cũng như thế. “Giới răn không tham lam này được Thánh Paul đề cập đến khi ông nói ‘Tôi đã học được cách an vui dù ở trong bất cứ tình trạng nào.’ Phải đạt đến trạng thái vừa kể trước khi thể trí có thể yên lặng đến mức đón nhận được ảnh hưởng từ linh hồn”.
Đây là năm điều răn mà Ngài yêu cầu chúng ta nghiên cứu, và sau đó có năm quy luật, tất cả là mười, tất cả được đưa ra bởi phụ chủng đầu tiên của chủng tộc gốc Arian. Bạn có thể hiểu làm thế nào 1, 10, 5 cùng làm việc với nhau; ý chí và trí tuệ thực sự bắt đầu tự thể hiện trong lĩnh vực này và sẽ nâng cao mẫu chủng thứ năm, đặc biệt là nhóm nguyên mẫu tạo ra giống dân Ấn Độ từ rất lâu rồi.
Các qui luật về Kỹ Thuật của Ánh Sáng đã được nêu ra một cách thoả đáng trong hệ thống Raja Yoga của Patanjali, với năm giai đoạn tiêu biểu Định Trí, Tham Thiền, Chiêm Ngưỡng, Khai Ngộ, và Linh Hứng; Năm giai đoạn này đến lượt chúng phải được song hành bằng cách tuân thủ Năm Quy Luật và Năm Điều Răn. Tôi yêu cầu các bạn nghiên cứu các điều này. Đến phiên chúng, năm quy luật và năm điều răn sẽ tạo ra nhiều kết quả trong sự nhạy cảm tâm linh mà sự giao tiếp với Thánh Đoàn, sự giác ngộ, phụng sự và giữ giới luật là các thể hiện. Sau rốt là giai đoạn “hợp nhất cô lập” vốn là một tên gọi khác thường mà Đạo Sư Patanjali dùng để mô tả cuộc sống nội tâm của vị đệ tử điểm đạo.
“Hợp nhất cô lập” đôi khi là một thuật ngữ tốt, đôi khi là một thuật ngữ kém, nhưng cơ bản, những gì bạn cần làm là thay vì tất cả những đa bội xung quanh bạn rất rối ren và chia tách, bạn cô lập trong chính nó sự đơn nhất, duy nhất vốn thống nhất tất cả sự đa dạng, và điều này cần một thời gian dài để, và chúng ta thực sự phải làm việc trên đó.
Đây là những điều rất quan trọng và là nền tảng của Kỹ thuật Ánh sáng mà chúng ta đang sử dụng để xua tan ảo cảm cá nhân, ảo cảm nhóm và ảo cảm thế gian. Nếu chúng ta không tiếp tục rèn luyện bản thân, chúng ta không thể hữu ích trong nhiệm vụ này, chúng ta sẽ trở thành một phần của vấn đề, chứ không phải là một phần của giải pháp. Vì vậy chúng ta phải rèn luyện, rèn luyện một cách tỉ mỉ. Sự rèn luyện thực sự sử dụng cung 5 của thể trí, và không có cách nào để tránh né được. Và dĩ nhiên loại tâm thức cung 2 sẽ tham gia và chúng ta sẽ không còn bị cuốn theo xu hướng cung 6 nói chung của thể cảm dục vốn tạo ra sự biến dạng, sự cường điệu hoặc sự giảm thiểu, gây ra ảo cảm. Chúng ta sẽ thấy sự sống theo đúng tỷ lệ, và bạn hãy nhớ rằng sao Kim—hành tinh của sự cân đối, tỷ lệ, chủ tinh của Thiên Bình, dấu hiệu của tỷ lệ
Những qui luật và những điều răn thực sự nền tảng của công việc chúng ta đang làm. Một số người nghĩ rằng họ đã vượt qua các qui luật và các Điều Răn, nhưng thực sự điều đó cũng giống như nói rằng bạn sống trong một ngôi nhà mà không có nền móng vững chắc. Thỉnh thoảng, bạn phải đi bộ quanh nhà và xem xét liệu nó có vết nứt hoặc có lỗ hổng nào trong nhà không, nó có nghiêng không vì nền móng sụt lún… Bạn phải ghi nhớ những điều này, nên ghi nhớ chúng, và khi chúng ta đi qua trong cuộc sống, chúng ta nên xem liệu chúng ta có vi phạm những qui luật hoặc các điều răn không. Khi đó, chúng ta sẽ ở một vị trí tốt để thực hiện công việc xua tan ảo cảm này.
ẢO CẢM CUNG 7 - PHẦN 2 - THẦY KIỆT DỊCH
Đây là bài lược dịch phần nói chuyện của Thầy Hiệu Trưởng vềcác ảo cảm của cung 7 trong webinar Ảo cảm số10. Cuối bài, tôi có ghi lại 21 tổng kết của Thầy Hiệu Trưởng nói về các đặc điểm của ảo cảm. Nếu không sự diễn giải tuyệt với của Thầy thì chúng ta thật khó hiểu thấu các ảo cảm này vì tên gọi của các Ảo cảm cung 7 thật khó hiểu. Sau phần này sẽlà phần nói về Kỹ Thuật Ánh sáng (Technique of the Light) mà Chân sư DK dạy chúng ta nhằm xua tannhanh chóng các ảo cảm cá nhân cũng như ảo cảm tập thể. KỹThuật Ánh sáng thực chất là một bài Thiền, và các bạn có thể áp dụng trong các buổi tham thiền của bạn.
******************************************************************************
Tóm tắt về Kỹ Thuật Ánh Sáng
Kỹ thuật xua tan ảo cảm áp dụng với cá nhân và cho nhóm khá giống nhau. Bạn tập hợp ba khía cạnh của ánh sáng lại: ánh sáng của vật chất, ánh sáng của trí tuệ và sau cùng là ánh sáng của linh hồn. Tất cả đến trong bạn, tạo ra một chùm ánh sáng, một ngọn đèn pha. Nó chịu tác động cung năm khá nhiều, cung sáng nhất trong tất cả các cung. Hãy nhớ rằng Chúa tể cung năm chói lọi nhất trong tất cả các Vị Chúa Tể của Các Cung. Bạn phóng chùm tia sáng đó vào cõi cảm dục. Trên cõi cảm dục đó bạn tìm thấy ảo cảm cá nhân mà bạn đang làm việc với. Bạn hiểu được mối quan hệ giữa ánh sáng và ảo cảm, cùng những nguy hại mà ảo cảm đó đang gây ra. Sau đó bạn hình dung để làm tiêu tan ảo cảm. Thực tế, kỹ thuật này khá đơn giản và tất nhiên bạn chắc chắn rằng bạn được bảo vệ theo nghĩa bạn có thể sử dụng các mantram, hoặc đơn giản chỉ bằng ánh sáng của linh hồn và đồng nhất nhiều hơn với linh hồn, khi đó bạn sẽ có được sự bảo vệ mặc dù những mantram cũng rất hiệu quả.
Ảo cảm về công tác huyền thuật—The glamour of magical work.
[Self-reference is involved. The manipulation and commanding of the powers makes one feel, personally, unduly important. One views oneself at the center of the magical circle (somewhat similar to the third ray "spider at the center") One begins to think of oneself, the "magical operator", as more important than the operation. All this becomes self-referencing. Wherever there is self-reference (without detachment) there is glamor.
[Có liên quan đến việc tự tham chiếu bản thân. Việc thao túng và điều khiển các mãnh lực làm con người cảm thấy, về mặt cá nhân, vô cùng quan trọng. Chúng ta thấy mình ở trung tâm của vòng tròn huyền thuật (phần nào giống với "con nhện ở trung tâm" của cung 3). Chúng ta bắt đầu nghĩ về chính mình, "người điều khiển huyền thuật", quan trọng hơn là hành động huyền thuật. Tất cả điều này trở thành tự tham chiếu đến bản thân. Bất cứ nơi nào có sự tự tham chiếu (không buông xả) sẽ có ảo cảm.
Cung 7 đang đến và nhiều linh hồn cung 7 đang lâm phàm, các linh hồn cung 7 sẽ là những nhà huyền thuật thực tiển trên thế giới. Câu hỏi đặt ra ở đây: những nhà huyền thuật này sẽ ở đâu, trên phương diện trí tuệ nghiêm ngặt mà đôi khi được gọi là Hắc thuật, hay họ sẽ làm việc với Chánh Thuật của linh hồn?
Ảo cảm đầu tiên của Cung 7 được gọi là Ảo cảm của công tác huyền thuật. Bạn thấy rất nhiều thứ như thế đang diễn ra trên TV. Một số người đang làm nhiều điều kì diệu. Tôi không biết họ làm như thế nào, nhưng rõ ràng họ thuộc cung 7, và có một chút vị kỷ ở đây. Do vậy, rất nhiều tư tưởng như: “Tôi, nhà huyền thuật, tôi điều hành và chỉ huy các mãnh lực thiên nhiên. Tôi cảm thấy rất quan trọng”, và thế tôi đánh mất ý thức về tỷ lệ. Tôi nghĩ bạn biết Aleister Crowley, một người thuộc cung 7. Ông biết rất nhiều về cung 7, khá tự cao về những gì ông làm. Ông có cung mọc Leo, vì thế ông xem mình là trung tâm của vòng tròn huyền thuật. Nó hơi giống với “con nhện ở trung tâm”. Bạn bắt đầu nghĩ mình là người điều khiển huyền thuật, bạn trở nên quan trọng hơn cả những gì bạn làm. Đó là sự tự tham chiếu, và bất cứ khi nào có sự tự tham chiếu, sẽ có ảo cảm, bởi vì bạn đang phóng đại tầm quan trọng của chính mình, bạn đánh mất ý thức về tỷ lệ. Bạn không thực sự có một quan điểm toàn diện và nhìn theo tỷ lệ. Nếu bạn đang đề cập đến bản thân mình mà không có sự buông xả tách rời thì sẽ có ảo cảm.
Ảo cảm về mối liên hệ của các đối cực—The glamour of the relation of the opposites.
[This can involve sexuality or the bringing together of any opposites. The question arises: "Should the opposites which are brought together rightfully be brought together?"
[Điều này có thể liên quan đến tình dục hoặc mang các cực đối lập lại nhau. Câu hỏi được đặt ra: "Liệu các cực đối lập được kết hợp với nhau có hợp lý không?"
Ảo cảm này có thể liên quan đến tình dục vì tình dục bị kích thích rất nhiều khi nhân loại bước vào Thời đại Bảo Bình và Cung 7 sẽ kiểm soát. Thực ra, bạn có thể thấy nó xảy ra ngay bây giờ. Nhân loại đang đi vào thời đại Bảo Bình thông qua sao Kim, không phải qua sao Thổ như các đệ tử, và phương diện thấp của sao Kim sẽ giúp gắn kết các mặt đối lập lại với nhau. Nhưng nó sẽ được thực hiện đúng cách không? Ngay bây giờ, có vẻ như nó đã vượt quá tầm kiểm soát một chút và cần phải sửa chữa. Câu hỏi đặt ra ở đây là “liệu những cặp đối nghịch mà tôi đang mang lại với nhau có được kết hợp một cách hợp lý không?” Vì bạn có thể mang các cực đối lập lại với nhau, nhưng điều đó có phù hợp với Thiên Cơ hay không? Bạn có thể chứng minh sức mạnh của mình khi làm điều này, có thể tham gia vào nó, và bạn mang chúng vào chịu tác động của luật hấp dẫn. Nhưng bạn không đứng lui lại và thực sự thấy mục đích của việc mang những thứ này lại với nhau.
Ảo cảm về các mãnh lực dưới mặt đất—The glamour of the subterranean powers
[One develops a sense of superiority over the lower powers one can summon and command. There is an exaggerated sense of personal potency (in this respect). One exhibits such powers for admiration or for personal gain.
[Con người phát triển một cảm giác vượt trội so với các mãnh lực thấp hơn mà y có thể triệu tập và điều khiển. Có một ý thức phóng đại về tiềm năng cá nhân (về mặt này). Một người thể hiện quyền năng như vậy để được ngưỡng mộ hoặc vì lợi ích cá nhân.
Đây là ảo cảm thú vị, một ảo cảm không dễ để định nghĩa—ảo cảm của các mãnh lực dưới mặt đất. Tất cả những gì bạn phải làm là suy nghĩ về Gandalf 1 và Chúa Tể Của Những Chiếc Nhẫn, và tất cả những gì mà y đã đi từ việc là Gandalf Grey đến Gandalf the White, và các mãnh lực dưới mặt đất hiện diện rõ rệt trong Chúa Tể Của Những Chiếc Nhẫn. Rõ ràng, Tolkien2 biết rất rõ khi ông viết những điều đó. Ông là một người Ma Kết, và tôi tin rằng ông có rất nhiều phẩm chất Leo. Chính bản chất Ma Kết của ông đã làm ông quen thuộc với những chiều sâu ẩn giấu trong lòng đất. Bạn có một viên kim cương ở đây, và Hắc Đạo và Bạch Đạo đều được mô tả bởi viên kim cương đó. Bạn có thể đi xuống các tầng sâu địa ngục trong tam giác thấp của viên kim cương, hoặc bạn có thể vươn lên các tầm cao. Đó là đỉnh núi và vực thẳm được chứa đựng trong Ma Kết.
1 là một nhân vật giả tưởng xuất hiện trong tiểu thuyết The Hobbit và The Lord of the Rings của tác giả J. R. R. Tolkien. Là một phù thủy, Gandalf còn được biết đến như Gandalf the Grey hoặc Gandalf the White.
2 nhà ngữ văn, tiểu thuyết gia, và giáo sư người Anh, được công chúng biết đến nhiều nhất qua các tác phẩm Anh chàng Hobbit (The Hobbit) và Chúa tể những chiếc nhẫn (The Lord of the Rings).
Vì vậy, bạn phát triển một ý thức vượt trội so với những mãnh lực thấp kém hơn mà bạn, một nhà huyền thuật vị kỷ, có thể triệu tập và chỉ huy. Bạn có được cảm giác cường điệu cá nhân, bạn thể hiện những sức mạnh này để được ngưỡng mộ và lợi lộc. Bạn luôn quan tâm đến việc gọi, kêu gọi, triệu tập những gì thấp kém hơn mà bạn có thể kiểm soát. Thần đèn xuất hiện và bạn chỉ huy thần đèn. Đó là một sự sa ngã quyền lực, và hãy nhớ rằng cung 7 là phương diện cụ thể của cung 1. Nó liên quan rất nhiều với cung 1, và những người là linh hồn cung 7, nhiều người trong số họ, cuối cùng đã chuyển qua cung 1.
Ảo cảm của việc ghép lại với nhau—The glamour of that which brings together.
[A good task for a 'match-maker'! The question is: "Does that which is brought together serve a higher, impersonal purposes, or does it feed the pride of the one who is able to bring things together? Is one truly following the Plan or the Archetype?
[Một nhiệm vụ tốt cho 'người mai mối’! Câu hỏi đặt ra là: "Liệu cái được kết hợp lại phục vụ cho một mục đích cao cả, vô ngã, hay nó nuôi dưỡng sự kiêu hãnh của người có khả năng kết nối mọi thứ lại với nhau? Y có thực sự tuân theo Thiên Cơ hay Nguyên Hình không?
Ảo cảm này cũng tương tự—Ảo cảm của sự kết hợp lại với nhau. Bạn sẽ làm một người mai mối tốt. Câu hỏi đặt ra là “những gì được kết hợp lại với nhau có phục vụ cho một mục đích cao cả vô ngã hay nó nuôi dưỡng sự kiêu hãnh của người có thể mang mọi thứ lại với nhau?” Bạn có thực sự tuân theo Thiên Cơ và Nguyên mẫu bởi vì nó có thể mang lại nhiều thứ lại cùng nhau. Câu hỏi đặt ra là, “Kế hoạch thiêng liêng vào thời điểm này và trong không gian này có yêu cầu thế không?” Nếu không, bạn chỉ thể hiện năng lực của mình, bạn không phù hợp với ý định của các Quyền Lực Siêu Việt. Chúng ta thấy rất nhiều điều này đang diễn ra.
Ảo Cảm Về Thể Xác—The Glamour Of The Physical Body
[We see this throughout our modern materialistic civilization. We see this in the modelling industry and the aspiration to look just like the models. The emphasis upon the body is paramount. Exercise, dieting, appearance—all these are over-emphasized compared with the quality within. 'You have to be good looking...or else!' The EXTERNAL.
[Chúng ta thấy điều này trong nền văn minh vật chất hiện đại của chúng ta. Chúng ta thấy nó ngành công nghiệp người mẫu và tham vọng để trở nên giống như người mẫu. Sự nhấn mạnh vào thể xác là quan trọng nhất. Tập thể dục, ăn kiêng, ngoại hình, tất cả những thứ này được nhấn mạnh quá mức so với phẩm chất bên trong. 'Bạn phải đẹp... nếu không!' BỀ NGOÀI.
Nguyên khí thứ bảy là thể dĩ thái, và thể xác đậm đặc thực sự không phải là một nguyên khí. Nhưng trong một số cách liệt kê, cơ thể vật lý được xem là nguyên khí thứ bảy và mọi người tập trung vào việc tô điểm hình thức bên ngoài. Chúng ta thấy điều này trong nền văn minh vật chất hiện đại của chúng ta. Mọi người dành rất nhiều sức lực để tác động lên cái bên ngoài phi thực mà chúng ta gọi là cơ thể vật lý, theo cách mà họ muốn. Có tất cả các loại mĩ phẩm, tất cả các loại phẫu thuật, thậm chí thể dục thể chất, đều vì mục đích phù phiếm. Cả một ngành công nghiệp người mẫu. Thật tuyệt khi có những người mẫu và chúng ta muốn trông giống như những người mẫu đó, nhưng chúng ta bắt đầu quên đi con người thật sự bên trong. Do đó, sự nhấn mạnh vào hình thức bên ngoài trở nên thái quá mà sau rốt lại là phần không thực nhất của chúng ta. Chúng ta có tất cả các chế độ ăn kiêng, dáng vẻ bạn phải theo một cách nào đó. Gần đây, có một phản ứng lành mạnh chống lại điều đó. Trong các năm vừa qua, có một số người mẫu trông rất gần cái chết. Bạn tự hỏi liệu họ có ngất xỉu và chết trên sàn diễn không. Trông họ giống như một xác chết, một bề ngoài hóp háp, thiếu sinh khí, không khỏe mạnh chút nào. Họ đang nêu tấm gương rất xấu.
Cuối cùng, một cách tiếp cận thực tế hơn đến với con người trên cõi trần gian đã xuất hiện và chống lại điển hình rất không lành mạnh này. Dù sao, “dễ nhìn” là như thế nào? Tôi muốn nói đến những điều thú vị thuộc giống dân chánh thứ tư, nhiều thành viên của giống dân đó rất đẹp, rất to lớn, cao 25 feet (6,35m), 27 feet (6,85m), 30 feet (7,6m), có tầm vóc thật vĩ đại trong mẫu chủng thứ tư, và thậm chí, theo bà Blavatsky, còn cao lớn hơn nữa trong mẫu chủng thứ ba Lemurian. Khi đó, con người thực sự là nhân tố thống trị. Y có thể đá con khủng long ra khỏi đường đi. Như vậy, thực sự “đẹp” hay “dễ nhìn” có nghĩa là gì? Có một sự phù phiếm và ích kỷ nhất định đi cùng với điều đó, và nó phải được khắc phục bởi vì những thành công to lớn đã diễn ra trong thời kỳ tuyệt đẹp đó. Chỉ cần tự hỏi, bạn là ai? Khi bạn nhìn vào cơ thể của mình, đó có phải là bạn hay chỉ là công cụ của bạn? Bạn có thực sự nhìn thấy mình bên trong hay không? Người cung 7 dễ sa vào ảo cảm này, nhấn mạnh thái quá cơ thể vật lý.
Ảo Cảm Về Cái Thần Bí Và Bí Mật—The Glamour of The Mysterious and The Secret.
[This is exclusivistic and keeps in power (over others) the one who references these mysteries and secrets as if he know about them, and others do not. Such reference is a way of gaining control over others who are presumably more ignorant than the one who uses supposed knowledge of these mysteries and secrets to stay in a position of authority.
[Đây là sự độc quyền và nắm giữ quyền lực (trên những người khác). Người đề cập về những bí ẩn và bí mật này như thể chỉ y biết về chúng, còn những người khác thì không. Đó là một cách để giữ quyền kiểm soát những người khác vốn giả định kém hiểu biết hơn người sử dụng kiến thức được cho là về những bí ẩn và bí mật này để giữ vị trí quyền lực của họ.
Ảo cảm này khá độc quyền, nó làm cho chúng ta nắm giữ quyền lực lên những người khác. Có những người đề cập đến những bí ẩn và bí mật như thể họ biết tất cả về chúng, còn những người khác thì không, và họ nắm giữ một quyền lực nhất định đối với những người không biết. Đó là một cách để giành quyền kiểm soát người khác. Hãy nhớ rằng cung 7 là một cung điều khiển. Nó liên quan rất nhiều với cung 1 nhưng nó kiểm soát những thứ cụ thể và những vấn đề cụ thể hơn là sự kiểm soát chung của cung 1. Vì vậy, đôi khi bạn giữ lại, không chia sẻ, độc quyền về những gì bạn biết, và bạn biết họ không thể thâm nhập được như bạn. Đó là một phương pháp khiến bạn trở nên quan trọng, và bất cứ khi nào bạn làm thế bạn đang bóp méo giá trị của chính mình và bạn biết bạn đang tạo ra sự biến dạng dựa trên ảo cảm.
Ảo cảm về ma thuật tình dục—The Glamour of Sex Magic.
[Sex sells! This type of magic is used throughout the advertising industry. The classic example is the beautiful semi-clothed model draped over a new sports car. Wrong association is established. The lure of sex is attached to secondary, ego-enhancing motives. Basically, we are dealing with the power over others through the exploitation of the sexual energy. Because ego is emphasized the Divine Plan is not! Thus, again, partiality.
[Dùng sex để bán hàng! Loại ma thuật này được sử dụng trong ngành công nghiệp quảng cáo. Một ví dụ kinh điển là một người mẫu xinh đẹp ăn mặc hở hang nghiêng mình trên một chiếc xe thể thao mới. Một sự liên kết sai lạc được tạo ra. Sự hấp dẫn của tình dục gắn liền với động cơ thứ yếu, tăng cường bản ngã. Về cơ bản, chúng ta đang đề cập đến quyền lực trên những người khác thông qua việc khai thác năng lượng tình dục. Bởi vì bản ngã được nhấn mạnh nên Thiên Cơ bị bỏ quên! Như vậy, một lần nữa, một tầm nhìn phiến diện.
Vâng, đó là dùng sex để bán hàng. Bạn bán một chiếc xe mới với cô gái xinh đẹp nghiêng mình trên xe, hoặc cũng có thể là một người đàn ông thực đẹp trai, hoặc một cái gì đó. Đây là loại “phép thuật” được sử dụng xuyên suốt trong ngành công nghiệp quảng cáo và các liên kết sai lầm được thành lập, sự hấp dẫn của tình dục được sử dụng cho một động cơ thứ yếu, tăng cường bản ngã, không phải những việc chân thực nhằm cho việc tái sinh nhân loại. Bạn sử dụng năng lượng này để có được sự thỏa mãn nhất định về bản chất cảm xúc của bạn, nhưng nó vốn không được dự định để được sử dụng theo cách đó. Khi bạn nắm giữ quyền lực trên người khác thông qua việc khai thác năng lượng tình dục thì bản ngã được nhấn mạnh và Thiên Cơ bị bỏ qua. Hãy nhìn vào cách ngành công nghiệp quảng cáo hiện đang sử dụng tình dục và sự quyến rũ, như cách họ gọi, để bán sản phẩm của họ, và điều này đang trở thành một loại nghệ thuật tinh vi! Chúng ta thậm chí có những thứ được gọi là những người thuyết phục ẩn giấu, những hình thức tinh tế có bản chất tình dục được xây dựng trong thiết kế của một cái gì đó. Bạn không nhìn thấy nó, nhưng bản chất vô thức của bạn nắm lấy nó, và bạn bị thu hút bởi nó. Đó là một thao tác bên ngoài sử dụng một năng lượng hoàn toàn không nhằm mục đích đó. Hãy nhớ rằng cung 7 có liên quan nhiều đến luân xa xương cùng và luân xa đáy cột sống, nhưng khi Chân sư DK nói với bạn về luân xa xương cùng, Ngài cho Uranus là một trong những chủ tinh cai quản nó, và bạn nhớ, Uranus là hành tinh cung 7 nổi bật. Vì vậy, chúng ta phải thực sự không tham gia vào cách thức mua sắm này vốn được sử dụng cho mục đích thứ yếu.
Ảo Cảm Về Các Mãnh Lực Biểu Lộ Đang Xuất Hiện—The Glamour of The Emerging Manifested Forces
[Something is precipitating, and the magical operator is the apparent cause of their precipitation. This exalts his own value in his own eyes and the eyes of others. This mixes the little self with something which should be handled impersonally and for the greater good. Ego exaltation should have nothing to do with the ability to promote manifestation.
[Một cái gì đó đang hiện hình, và huyền thuật gia là nguyên nhân rõ ràng của sự hiện hình đó. Điều này nâng cao giá trị của y trong mắt của y và của người khác. Điều này trộn cái tôi nhỏ bé với một cái gì đó nên được xử lý một cách vô ngã và cho lợi ích lớn hơn. Tôn vinh bản ngã không nên liên quan gì đến khả năng thúc đẩy sự biểu hiện.
Đây là một ảo cảm khác. Một cái gì đó đang hiện hình ra và bạn, nhà huyền thuật, rõ ràng là nguyên nhân của sự hiện hình này. Điều này làm tôn vinh giá trị của bạn trong mắt người khác, trộn lẫn cái bản ngã nhỏ bé của bạn với quá trình biểu lộ vĩ đại. Chúng ta nên vì lợi ích của Thiên Cơ, do đó, nếu bạn là nhà huyền thuật chánh phái, hãy tránh xa điều này. Bạn chỉ đơn giản là chất xúc tác để giúp hiện tượng xảy ra. Bạn không phải là điều quan trọng, không cần thu hút sự chú ý đến bản thân bạn. Điều này giống như các mãnh lực trong lòng đất, có những thứ đang đi xuống, có những thứ đang đi lên, và bạn là người điều khiển, bạn khiến chúng xảy ra, giống như các pháp sư trực tuyến ngày nay. Họ thật kỳ diệu, và thực sự thích thú để xem họ làm. Bạn không thể tin những gì họ đang làm, nhưng chính họ làm những gì bạn nhìn thấy. Không chỉ những gì họ làm, mà thực tế là họ làm điều đó. Tôi đã nhìn thấy một anh chàng đi trên mặt nước vào một ngày, và tôi thực sự tự hỏi là anh ta có làm điều đó không. Thực sự trông giống như anh ấy đang làm điều đó, và tất nhiên tôi biết nó có thể thực hiện được.
Tôi đã thấy một số người Châu Phi bản xứ, các shaman, có thể thăng thiên,. Anh ta có thể làm điều đó vì anh ta biết cách chống lại lực hấp dẫn. Nhưng đây chỉ là những điều thứ yếu. Tất cả những sức mạnh và tiềm năng mà cung 7 muốn có để kiểm soát 18 cõi giới phụ thấp, chúng sẽ được thể hiện, và những quyền năng này được gọi là “tâm linh”, nhưng đó hoàn toàn không phải là tâm linh bởi vì tâm linh hay tinh thần thực sự bắt đầu với động lực của linh hồn ở thế giới bên ngoài. Nhưng pháp thuật này thuộc thế giới hiện tượng, và hiện tượng thật thú vị. Aaron có thể ném cây gậy anh đang cầm và nó có thể trở thành con rắn. Bạn có thể làm điều đó, bạn có thể tìm cách để làm điều đó, nhưng đó thuộc về hiện tượng, không phải thuộc “bản thể”, hay cái làm việc với thực tại.
Always we see that where there is the love of one's own personality (or that of others), the emphasis upon the lower self as if it were the real identity, the most important identity, we will have the investment of the emotions in some kind of glamorous enterprise. Focus on not-Self. Glamor is distorted vision (registration) emotionally or desirously emphasized (over-emphasized or under-emphasized). It arises from a distorted vision of the world and, thus, a distorted sense of values. It is harmful rather than harmless because harmlessness is based upon proportional vision among other things.
Luôn luôn, khi chúng ta thấy nơi nào có sự yêu quí phàm ngã của chính mình (hoặc của người khác), sự nhấn mạnh vào phàm ngã như thể đó là bản sắc thực, bản sắc quan trọng nhất, chúng ta có sự đầu tư của cảm xúc theo một ảo cảm nào đó. Tập trung vào cái phi-ngã. Ảo cảm là tầm nhìn bị bóp méo (ghi nhận) về mặt cảm xúc hoặc nhấn mạnh do ham muốn (nhấn mạnh quá mức hoặc giảm thiểu quá mức). Nó phát sinh từ một tầm nhìn méo mó về thế giới, và do đó, một ý thức lệch lạc về giá trị. Nó có hại chứ không phải vô hại vì sự vô hại dựa trên một nhãn quang cân đối giữa những thứ khác.
Chân sư DK nói tên của ảo cảm là rất nhiều và Ngài chỉ nêu một vài ví dụ. Có một ví dụ không phổ biến lắm nhưng có lẽ bạn biết. Đó là ảo cảm của sự “nghiền nát mọi người trong cối xay thủ tục”, một ảo cảm cung 7 khác. Bạn phải thực hiện chính xác theo cách này, và nếu bạn không làm đúng như thế, hoặc chệch hướng, bạn sẽ “bị lạc điệu”, và nó sẽ buộc bạn phải vào guồng máy, cắt bỏ mọi tính cá nhân và tất cả sự độc đáo của biểu hiện. Vì vậy, có rất nhiều ảo cảm gắn liền với các cung không nhất thiết phải được liệt kê.
Một học viên hỏi Thầy Hiệu Trưởng cung cấp các ví dụ về Ảo Cảm Của Việc Mang Lại Với Nhau.
Khá buồn cười khi nói về người mai mối. Đây là một chuyện rất vật chất, nhưng tôi biết chính xác làm thế nào tôi có thể mang người đàn ông và người phụ nữ này lại với nhau. Sức mạnh và khả năng của tôi để làm điều đó là điều quan trọng cho dù họ có phù hợp với nhau hay không. Do đó, câu hỏi của tôi là “tôi có thực sự xoay sở để tập hợp lại những gì nên kết hợp với nhau theo Thiên Cơ hay tôi chỉ sử dụng kỹ năng của mình?”, hoặc, “tôi có thể khiến công ty này và công ty đó liên quan với nhau và họ sẽ liên kết với nhau theo cách đúng đắn không?”
Có những thứ mà chúng ta phải kết hợp với nhau, như linh hồn và phàm ngã theo chiều dọc, nhưng đó không phải là ảo cảm. Các kỹ thuật và phương pháp huyền thuật để làm điều đó cũng là khả năng của cung 7. Nhưng bạn cũng có khả năng này vì bạn hiểu mối quan hệ, biết làm thế nào để tập hợp các sự vật khác nhau trên cõi trần. Câu hỏi đặt ra là khi bạn mang mọi thứ lại với nhau, đó có phải là một liên kết thiêng liêng hay đó là một liên minh không thiêng liêng, và động cơ của bạn có đúng không? Tôi nghĩ đó là điều tốt nhất mà tôi có thể làm lúc này.
Các ảo cảm thật thú vị phải không? Các ảo cảm liên quan rất nhiều với quyền lực và sự kiểm soát. Điểm chính yếu của ảo cảm là: nếu bạn vẫn phải nghĩ về bản thân mình như một cá thể cô lập, một cái tôi cô lập, một người tách biệt với những người khác, bạn không có ý thức về linh hồn và tham gia với những người khác trong sự thống nhất , bạn sẽ vẫn còn nằm dưới sự kiểm soát của ảo cảm. Phàm ngã hay cái tôi thấp luôn quá lớn. Nó chưa đạt đến điểm biến mất và nó sẽ luôn làm biến dạng bức tranh hiện tại. Bạn nổi bật lên và thế giới xoay quanh bạn. Khi điều đó xảy ra, có một sự lệch lạc bản ngã cơ bản không chỉ ngăn cản sự quan sát thực tại mà còn ngăn cản việc tham gia vào thế giới như thực tại. Các bạn, hãy suy ngẫm về những điều này.
Tôi không có nhiều cung 7 trong kiếp hiện tại này, nhưng tôi chắc chắn đã có nó trong quá khứ. Tôi có thể cảm nhận nó. Rất nhiều công việc mà tôi đã làm với tư cách là một đạo diễn dàn dựng, chỉ huy dàn nhạc… tất cả những gì đã làm liên quan với sự sắp đặt để mọi người thể hiện cảm xúc của họ, và tôi biết rằng tôi đã có khả năng đó trong cuộc sống hiện tại, làm thế nào để mang mọi người lại với nhau. Nhưng nó không phải luôn vì mục đích tốt nhất. Một trong những người bạn của tôi đã kết hôn được 30 năm với người mà tôi đã giúp mang lại cùng nhau. Và tôi đã suy nghĩ về điều đó, liệu tôi có nhận thức được điều đó hay không? Liệu tôi có tự hào về điều đó không? Tôi chắc chắn rằng tất cả chúng ta sẽ tìm thấy những khuynh hướng cung khác nhau trong bản thân mình, việc sử dụng cung không đúng cách, thứ gì đó thể hiện kỹ năng của chúng ta dù nó có thực sự được hoạch định bởi linh hồn của chúng ta hay không. Rất nhiều người trong chúng ta đã là các huyền thuật gia trong quá khứ, và câu hỏi là chúng ta đã sử dụng những mãnh lực đó như thế nào? Tôi chắc chắn rằng chúng ta muốn sử dụng chúng bây giờ tốt hơn so với trong quá khứ.
21 TỔNG KẾT VỀ ẢO CẢM (CỦA THẦY HIỆU TRƯỞNG)
1. The truly glamored person does not observe reality. There is bias, a very incomplete point of view and a lack of understanding of the true spiritual value of that which is registered in the consciousness. We have wrong-valuation through emotional attachment.
2. Wrong Identification essentially produces Glamours.
3. Glamour is always built upon a partial or non-proportional view. The unimportant is exaggerated and the important is minimized.
4. There must not be an emotional emphasis on the value of the part over the value of the whole if glamour is to be avoided.
5. Attachment to the part rather than the whole is always a factor. The “part” is usually represented by the lower ego rather than true soul identity.
6. Any time you emphasize the value of the part over a wider view of life, and become emotionally invested in that part, you are dealing with glamor. You are victim of a really incomplete point of view and you are distorting your point of view through over-emphasis or under-emphasis. Finally we are here are having the refusal to see things as they are and becoming emotionally invested in the distorted view to which we are attached.
7. With glamour there is far from perfect poise, an incomplete point of view and lack of Divine Understanding. All these three are needed to produce harmlessness.
8. Glamour deflects alignment with the Divine Plan.
9. The element of egoism is always found where glamour is present. There will always be a distorting self-referencing, whether positive or negative in character.
10. The motives of the beglamored person are always to some degree self-referencing and limited by a personal point of view.
11. The beglamored person simply does not see clearly.
12. DK has told us that glamor will appear wherever there is criticism, self-pity or suspicion. Criticism devalues that which is criticized—usually persons who definitely have their value. Self-pity over-emphasizes the little self and prevents constructive, realistic engagement within the environment. Suspicion again, does not see people as they really are; it only sees others as they deviate from what the little personal self wants or expects of them. Thus, partial vision.
13. Glamours are like malignant tumours on the truth. They contribute to the creation of a distorted point of view and do not promote the realization of truth in those whom they touch.
14. Glamours appear in the consciousness of the individual for whom the personal is more important than that which soul perspective reveals.
15. When people say the following to another who suggests that his behavior could be corrected: “Well that's just the way I am!” It is a sign that there is a resistant glamour.
16. Glamours appear in the consciousness of the individual for whom the personal is more important than that which soul perspective reveals.
17. The dangerous thing is that people so often feel justified in their glamours. Thus the tendency to resistance.
18. How will this benefit you? You, individually will benefit and so will the world consciousness.
19. Glamour is a desirous preoccupation of consciousness with that which prevents the consciousness from seeing reality. It is the wanting of that which is lesser, that which veils or distorts reality.
20. Glamour is an attachment which veils the perception of reality (or at least, a greater reality).
21. Glamour, then, is a reality-distorting attachment.