Bệnh Tật Và Nguyên Nhân

BỆNH TẬT VÀ CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY RA BỆNH TẬT

MỤC LỤC

+ TRONG PHẬT THUYẾT Y KINH CÓ NÓI BỐN BỆNH CỦA CON NGƯỜI LÀ ĐỊA, THUỶ, HOẢ, PHONG, CHÚNG TA THƯỜNG NÓI LÀ TỨ ĐẠI CHẲNG ĐIỀU HOÀ.

+ CHÚNG TA PHẢI ĐỐI TRỊ THẾ NÀO VỚI 3 CĂN NGUYÊN CỦA BỆNH TẬT ? - PS TỊNH KHÔNG

 

NỘI DUNG CHI TIẾT

1. TRONG PHẬT THUYẾT Y KINH CÓ NÓI BỐN BỆNH CỦA CON NGƯỜI LÀ ĐỊA, THUỶ, HOẢ, PHONG, CHÚNG TA THƯỜNG NÓI LÀ TỨ ĐẠI CHẲNG ĐIỀU HOÀ.

(Trích ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN KINH GIẢNG KÝ. Lão Pháp Sư TỊNH KHÔNG)

Nói đến chỗ này, con người ăn ngũ cốc, đủ loại lương thực, làm sao không sanh bệnh cho được?

Phía trước tôi đã báo cáo với các vị đồng tu, nguồn gốc thứ nhất của bệnh tật là ăn uống. Ăn uống là sinh hoạt vật chất của chúng ta, sơ ý, không để ý bị nhiễm những tật bệnh này, đây là loại thứ nhất.

Thứ nhì là oan gia trái chủ, như trong Kinh này nói mộng thấy ác quỷ, người nhà thân quyến, Thân quyến là những người đã mất. Hoặc mộng thấy chỗ nguy hiểm, mộng thấy bị bóng đè, những thứ này đều liên quan đến oán thân chủ nợ.

Phàm có hiện tượng này, chúng ta phải hết lòng nỗ lực, đoạn dứt ác tu thiện, sửa sai đổi mới, thật thà niệm Phật, tại sao?

Gặp những chuyện này là vận khí của chúng ta suy thoái, không hưng vượng, nếu bạn có vận may, khí vượng, thì những ác quỷ, ác thần này cũng tránh xa.

Dù lúc trước có chuyện xích mích, lúc đó họ cũng chẳng dám đến gây phiền phức cho bạn, họ sẽ lánh xa, đợi đến lúc vận của bạn suy thoái thì họ sẽ đến. Cho nên khi gặp những chuyện này phải biết lúc đó khí vận của mình rất suy thoái, nhất định phải nỗ lực tu học cho đàng hoàng.

Thứ ba là bệnh nghiệp Chướng, phía trước có nói: Nằm liệt mãi trên giường gối, cầu sống, cầu chết cũng chẳng thể được, đây là bệnh nghiệp Chướng. Chẳng có cách gì hết, thuốc men bác sĩ cũng chẳng giúp gì được, siêu độ, tiêu tai miễn nạn cũng chẳng được, tiêu chẳng nổi.

Nhờ sức lực của người khác tiêu không nổi, nhờ tự mình sám hối, sức mạnh của sự sám hối này rất lớn, rất lớn! Chúng sanh tạo ác nghiệp, đây là nguồn gốc thực sự của bệnh tật.

Phật, Bồ Tát, A La Hán chẳng tạo ác nghiệp, đây là lý do các Ngài chẳng sanh bệnh, đạo lý là như vậy. Lúc Phật, Bồ Tát sanh bệnh chỉ là thị hiện, đó là hoằng Pháp.

http://phapmontinhdo.vn/dia-tang-bo-tat-bon-nguyen-kinh-gia…

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT!
*********************
Nguyện dĩ thử công đức
Trang nghiêm Phật Tịnh-độ.
Thượng báo tứ trọng ân,
Hạ tế tam đồ khổ.
Nhược hữu kiến văn giả,
Tức phát Bồ-đề tâm.
Tận thử nhất báo thân,
Đồng sanh Cực-lạc quốc.
**********************
A DI ĐÀ PHẬT xin thường niệm _()_

TÓM LƯỢC PHẬT THUYẾT Y KINH
(Nguồn: Phật Thuyết Phật Y Kinh)

+ Nguồn Gốc Bệnh Tật 

+ Thân người vốn có bốn bệnh:
1. Đất: đất thuộc về thân
2. Nước: nước thuộc về miệng
3. Lửa: lửa thuộc về mắt => lửa ít lạnh nhiều thì mắt mờ.
4. Gió: gió thuộc về tai
Gió tăng thì khí khởi lên, lửa tăng thì nhiệt khởi lên, nước tăng thì lạnh khởi lên, đất tăng thì lực mạnh lên. Vốn từ nơi 4 bệnh này, mà sinh ra bốn trăm bốn bệnh.

- Mùa xuân từ tháng giêng, tháng hai, tháng ba lạnh nhiều - Là vì vạn vật đều sinh ra, nhờ lạnh mà đâm chồi gọi là lạnh nhiều.
- Mùa hè từ tháng tư, tháng năm, tháng sáu gió nhiều - Là vì vạn vật hoa quả tươi tốt âm dương tụ họp gọi là gió nhiều.
- Mùa thu từ tháng bảy, tháng tám, tháng chín nóng - Là vì vạn vật bị khô héo gọi là nóng nhiều.
- Mùa đông từ tháng mười, tháng mười một, tháng mười hai có gió lạnh - Là vì vạn vật hoàn toàn đã mất hết nhiệt gọi là có gió có lạnh.

Xuân Hè: Từ tháng ba, tháng tư, tháng năm, tháng sáu, tháng bảy được nằm. Vì sao? Vì gió nhiều cho nên thân thể tỏa ra.
Thu Đông: Từ tháng tám, chín, mười, mười một, mười hai, giêng, hai không được nằm. Vì sao? Vì lạnh nhiều cho nên thân co lại.

- Ba tháng mùa Xuân có lạnh, nên không được ăn mì đậu - Nên ăn gạo tẻ, sữa đặc và những vật được nấu chín.
- Ba tháng mùa hè có gió, không được ăn khoai, đậu, lúa mì - Nên ăn gạo tẻ, uống sữa.
- Ba tháng mùa thu có nóng, không được ăn gạo tẻ, sữa đặc - Nên ăn gạo tấm, bột gạo rang, lúa mì.
- Ba tháng mùa đông có gió lạnh và âm dương hòa hợp - Nên ăn gạo tẻ, canh đậu phụ, sữa đặc.

=> Khi nằm có lúc gió khởi có lúc diệt, có lúc lửa khởi có lúc diệt, lạnh có lúc khởi lúc diệt.

+ Người bị bệnh có 10 nguyên nhân:

1. Người ngồi lâu không ăn cơm.
2. Ăn không tiêu.
3. Lo buồn.
4. Lao lực.
5. Dâm dục.
6. Giận dữ.
7. Nhịn đại tiện.
8. Nín tiểu tiện.
9. Ngăn chặn thượng phong.
10. Bít hạ phong.
=> Đó là mười nguyên nhân sinh bệnh.
Đức Phật nói:
+ Có chín nguyên nhân, mạng sống chưa diệt tận mà bị chết bất ngờ:
1. Không nên ăn cơm mà ăn cơm.
2. Ăn cơm không chừng mực.
3. Không tập cách ăn.
4. Không xuất ra.
5. Làm cho dừng lại.
6. Không giữ giới.
7. Gần gũi với ác tri thức.
8. Vào trong nhà không đúng thời, không hành đúng như pháp.
9. Có thể tránh mà không tránh.

+ Người ăn nhiều có năm tội:
1. Ngủ nhiều.
2. Nhiều bệnh.
3. Nhiều dâm.
4. Không đọc tụng kinh.
5. Đắm nhiễm nhiều nơi thế gian.

Xem thêm trang nguồn có giải thích rõ hơn

 

BA CĂN NGUYÊN BỆNH TẬT - PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG

+ CHÚNG TA PHẢI ĐỐI TRỊ THẾ NÀO VỚI 3 CĂN NGUYÊN CỦA BỆNH TẬT ?

Trước tiên, nhất định phải biết được căn nguyên của bệnh tật.

Chúng tôi trong các buổi giảng thường ngày, đã từng nhiều lần nhắc đến, căn nguyên của bệnh tật, trên đại thể có thể phân thành ba loại lớn.

1. Loại lớn thứ nhất là do sinh lý và tâm trang :

2. Loại thứ hai là oan nghiệp:

3. Gốc bệnh loại thứ ba là túc nghiệp:
-----------------------------------------------

Nó không phải sinh lý, nó cũng không phải oán thân trái chủ, là đời quá khứ, hoặc giả là đời này tạo tác tội nghiệp cực nặng, bản thân lại không có phước báo lớn.

Nếu như bản thân có phước báo lớn, tạo tội nghiệp cực nặng thì bị tổn phước, tổn thất phước báo của bạn. Nếu như phước báo thật vô cùng lớn, tuy bị tổn thất đến 90%, bạn vẫn còn 10 % phước báo có thể hưởng. Nếu như không có phước báo lớn như vậy thì phiền phức liền đến ngay.

Loại bệnh tật này, chúng ta quan sát tỉ mỉ, hiện nay cái gọi là bệnh người già, chứng sa sút trí tuệ của người già. Đây là nghiệp chướng. Người hiện nay không hiểu, cho rằng con người khi về già thì chắc chắn phải mắc loại bệnh này, người già thì phải lẫn. Họ không biết tình trạng bình thường là càng già thì càng khỏe.

Tại sao lúc về già họ càng cường tráng vậy ? Vì kinh nghiệm của họ phong phú, đối với ăn uống, đối với việc chăm sóc tâm trạng, họ hiểu rất nhiều. Hay nói cách khác là họ hiểu được đạo dưỡng sinh, cho nên càng già càng khỏe mạnh. Điều này rất phù hợp với logic, rất phù hợp với khoa học.

Già mà suy, thành thật mà nói là trong đời sống thường ngày họ không hề học tập được đạo dưỡng sinh, họ không hề lưu ý, nên họ không học được. Bình thường thì chắc chắn là càng già càng khỏe mạnh, càng già càng có trí tuệ, càng già càng có kinh nghiệm.

Cho nên trong ngạn ngữ Trung Quốc có nói: “Nhà có người già là nhà có của báu”. Gặp chuyện gì khó khăn đến thỉnh giáo họ thì đều có thể hóa giải, vì họ có trí tuệ, kinh nghiệm của họ phong phú hơn người trẻ tuổi, trí tuệ cao hơn người trẻ tuổi, cho nên họ là trụ cột trong gia đình, trụ cột trong một đoàn thể nhỏ.

H.T. TỊNH KHÔNG !

+ CĂN NGUYÊN THỨ NHẤT GÂY NÊN BỆNH TẬT ?

Bệnh tật là chuyện mà đời người chúng ta khó tránh khỏi. Con người đến khi bị bệnh, đặc biệt là lúc tình trạng bệnh nghiêm trọng, quả thực là tâm sẽ loạn ngay, tự mình không làm chủ được, cái gọi là “bệnh ngặt thì vái tứ phương”.

Cách làm này không những không có lợi ích gì cho bệnh tật, mà rất có thể nặng thêm. Có một số loại bệnh quả thực có thể trị khỏi, ngược lại trở nên bất trị. Tình trạng này từ xưa đến nay đều có.

Hiện nay xung quanh đời sống chúng ta, chỉ cần chúng ta chú ý, thì bạn sẽ thường xuyên nhìn thấy. Điều quan trọng nhất là chính bản thân chúng ta, nếu khi chúng ta gặp phải bệnh tật, thì phải xử lý như thế nào mới là chính xác ?

Trước tiên, nhất định phải biết được căn nguyên của bệnh tật.

Chúng tôi trong các buổi giảng thường ngày, đã từng nhiều lần nhắc đến, căn nguyên của bệnh tật, trên đại thể có thể phân thành ba loại lớn.

1. Loại lớn thứ nhất là do sinh lý và tâm trạng :
-----------------------------------------------------------

Ăn uống không điều độ, không tiết chế nóng lạnh dẫn đến phong hàn. Ngạn ngữ xưa thường nói: “bệnh tùng khẩu nhập”. Ăn uống cùng với vệ sinh trong đời sống thường ngày có quan hệ mật thiết với sức khỏe của cơ thể chúng ta.

Sau đó còn có một nhân tố quan trọng là tâm trạng. Tâm trạng có thể ảnh hưởng đến sự thay đổi sinh lý của chúng ta. Người thế gian cũng đã sớm phát hiện ra, cũng vô cùng coi trọng.

Nhà Phật, nhà nho cũng đều nói đến. Trong đạo Hồi đối với việc lựa chọn ăn uống, quan điểm chủ yếu của họ là rất chú ý đến việc giữ cho tâm trạng thật tốt. Phàm là tâm trạng không tốt, thì bất kể là động vật hay thực vật họ đều không ăn, đây chính là biết cách bảo hộ tâm trạng.

Đây là loại thứ nhất, đều liệt vào bệnh về sinh lý.

H.T. TỊNH KHÔNG !

+ CĂN NGUYÊN THỨ HAI GÂY NÊN BỆNH TẬT ?

Trước tiên, nhất định phải biết được căn nguyên của bệnh tật.

Chúng tôi trong các buổi giảng thường ngày, đã từng nhiều lần nhắc đến, căn nguyên của bệnh tật, trên đại thể có thể phân thành ba loại lớn.

1. Loại lớn thứ nhất là do sinh lý và tâm trang :
-----------------------------------------------------------

2. Loại thứ hai là oan nghiệp.
------------------------------------

Cái thứ này không thể không tin, ví dụ quá nhiều rồi. Chúng tôi ở nước ngoài thường hay nhìn thấy, còn nghe thì nhiều hơn nữa. Thậm chí là người bị bệnh, chính họ đến tìm tôi, bạn bè người thân quyến thuộc của họ mang họ đến tìm tôi, tôi gặp những hình ảnh này quá nhiều rồi.

Bệnh thuộc loại này, hiện nay trong y học gọi nó là tâm thần phân liệt. Thường thường khi bệnh nghiêm trọng thì liền đưa vào bệnh viện tâm thần. Vô cùng đáng thương ! Nguyên nhân do đâu vậy ?

Oan quỷ dựa vào, oan thân trái chủ của họ dựa vào trong người họ, chẳng phải đến đòi nợ thì là đến đòi mạng. Nếu đòi mạng thì nhất định phải dày vò họ đến chết mới thôi. Đòi nợ thì muốn cho họ phải chịu nhiều đau khổ, còn phải tốn một khoảng tiền thuốc thang chữa trị tương đối, đó là nợ nần của họ.

Sự việc này rất phiền phức, điều này thuốc thang chữa trị không thể giải quyết, thầy thuốc cũng đành bó tay.

Phàm là bệnh trạng thuộc loại này, thì phương pháp trong nhà Phật là điều giải, là phải thương lượng với linh quỷ này, có thể ra điều kiện với họ, bên này bên kia, hai bên đều được lợi ích, hiện nay gọi là cùng thắng, xin họ thoát ra.

Trong Phật pháp, phần nhiều là tu các công đức, đặc biệt là hồi hướng cho họ. Đại đa số oan thân trái chủ đều tiếp nhận, cho nên điều giải có hiệu quả rất lớn. Họ tiếp nhận liền thoát ra ngay, người này liền khỏi bệnh.

Trong lịch sử Trung Quốc, một ví dụ rõ ràng nhất đủ để làm đại biểu cho loại bệnh này là Quốc Sư Ngộ Đạt thời nhà Đường. Quốc sư Ngộ Đạt bị bệnh mụt hình mặt người, cơ hồ như là đòi mạng.

Ngài được coi là một vị cao tăng tu hành có đạo đức. Gặp được tôn giả Ca Nặc Ca giúp đỡ Ngài điều giải, oán thân trái chủ của Ngài đã đồng ý, thoát ra khỏi, hơn nữa nói rõ trong đời quá khứ, Ngài đã hãm hại người ta như thế nào, cho nên Ngài mới bị quả báo này.

Phương pháp điều giải này cũng được ghi chép lại, viết thành cuốn Từ Bi Tam Muội Thủy Sám. Đây là thuộc về điều giải.

H.T. TỊNH KHÔNG !

+ CĂN NGUYÊN THỨ BA GÂY NÊN BỆNH TẬT ?

Vậy chúng ta hiểu được ba loại căn nguyên của bệnh tật rồi, thì chúng ta sẽ biết cách đối trị như thế nào ?

*** Về phương diện sinh lý, thì việc ăn uống chúng ta phải đặc biệt chú ý. Đặc biệt là xã hội hiện nay, thức ăn đều có mang mầm bệnh, đối với việc lựa chọn thức ăn là vô cùng quan trọng.

Khí hậu hiện nay bất thường, đặc biệt là giao thông thuận tiện, phạm vi sinh hoạt của người bình thường được mở rộng, có rất nhiều người làm ăn buôn bán có công ty ở nước ngoài, sự nghiệp trên khắp toàn cầu, thường xuyên đi du lịch, đi công tác.

Mỗi nơi có sự chênh lệch giờ giấc và nhiệt độ cũng khác nhau. Cho nên đối với việc mặc y phục là vô cùng quan trọng. Có thể chú ý trong sinh hoạt thì có thể giảm bớt bệnh tật thuộc phương diện này.

*** Thứ hai, nhất định phải biết rằng oan gia nên giải chứ không nên kết, dứt khoát không được kết oán thù với người. Những oán thù đã kết trong đời quá khứ phải làm sao đây ?

Nếu như chúng ta tâm chánh, hạnh chánh, niệm niệm vì xã hội, vì chúng sanh tạo phước, xa lìa tham sân si mạn, xa lìa danh vọng lợi dưỡng, thì trong đời quá khứ mặc dù là oan thân trái chủ, nhưng họ nhìn thấy tâm hạnh của bạn như vậy thì họ sẽ tôn kính bạn, họ sẽ không đến trả thù bạn. Tại sao vậy ?

Vì bạn là người tốt trong loài người, bạn là một người vô tư, vô ngã, vì lợi ích chung, vì mọi người. Loại người này chư Phật Bồ Tát, thiên long thiện thần đều phù hộ, huống hồ gì chúng ta đem tất cả công đức thiện hạnh đã tu của mình đều có thể hồi hướng cho oan thân trái chủ nhiều kiếp trong quá khứ của mình, họ sẽ không đến gây chuyện.

Ngay cả tối đi ngủ một ác mộng cũng không có. Thậm chí là rất nhiều người, người bình thường nói không sạch sẽ, ở trong đây có yêu ma quỷ quái, những ngôi nhà này người ta không dám ở, nhưng bạn ở trong đó vẫn bình an vô sự, không hề có chuyện gì xảy ra. Tại sao vậy ?

Họ tôn kính bạn, họ không những không quấy rối bạn, mà họ còn bảo vệ bạn. Đều là tự mình biết bản thân mình cần phải làm thế nào.

*** Loại bệnh tật thứ ba thì sao ?

Căn nguyên là ác nghiệp, chúng ta biết rồi thì dứt khoát không tạo ác nghiệp. Quyết định tin tưởng lời giáo huấn của Phật Đà. Phật nói: “Bồ Tát có một pháp có thể lìa tất cả khổ của thế gian”.

Trong tất cả khổ của thế gian này là bao gồm bệnh khổ. Một pháp này là pháp gì vậy ?

Phật dạy chúng ta ngày đêm thường nghĩ đến thiện pháp, tư duy thiện pháp, quan sát thiện pháp, không cho phép xen tạp một mảy may bất thiện thì tất cả những tội nghiệp cực nặng bạn đã tạo trong đời này hay trong quá khứ cũng được hóa giải hết.

Chúng ta hiểu được cái đạo lý này, dựa theo những phương pháp và lý luận này mà tu học, thì chắc chắn là có thể xa lìa bệnh tật.

H.T. TỊNH KHÔNG !
(Hết)