111111
PHÁP TU SÁM HỐI
ĐỂ TIÊU TRỪ NGHIỆP CHƯỚNG - THÀNH TỰU ĐẠO QUẢ.
I- Pháp Tu Sám hối Trọng Yếu Nhất Trong Tu Hành:
Pháp Sư Tịnh Không Khai Thị: Trong Phật pháp sám hối là một khoa mục trọng yếu nhất của sự tu hành. Cốt yếu của tu học, chẳng qua là sám hối mà thôi. Vô lượng vô biên pháp môn, tám vạn bốn ngàn pháp môn, tóm lại đến cuối cùng là pháp môn sám hối.
Niệm Phật là tốt nhất cho pháp môn sám hối! Bạn niệm A Di Đà Phật, một câu Phật hiệu này bạn niệm đến cùng, sau này bạn vãng sanh đến Tây phương Cực Lạc thế giới.
Cái gì gọi là sám hối? Không che giấu tội lỗi của mình đó gọi là sám, hối là sau này không còn tạo nữa! Sám hối không là truy hối (nhớ lại mà hối hận), truy hối là tội cộng thêm tội, tại vì sao?
Mỗi lần bạn nghĩ đến cái ác cũ, thì lại tạo một lần nghiệp tội, vậy thì làm sao được, đó không phải là sám hối. "Sám hối" là đem nghiệp chướng tiêu trừ hết, "Truy hối" là đem cái nghiệp chướng làm tăng thêm, điều này phải giác ngộ, phải thật sự giác ngộ!
Cho nên không bao giờ ở trước tượng Phật kể khổ: "Tôi tạo những nghiệp tội gì ..v..v.., xin Phật Bồ Tát tha thứ cho tôi". Bạn làm như vậy, là trước mặt Phật Bồ Tát lại tạo thêm một lần nghiệp.
Mỗi một lần bạn nhớ đến, thì lại tạo một lần nghiệp, đây là tội cộng thêm tội, nghiệp tội của bạn vĩnh viễn không tiêu trừ. Nghiệp tội phải làm sao tiêu trừ?
Phật dạy cho chúng ta, đừng có tưởng nhớ những nghiệp tội của quá khứ, phải thường khi nghĩ đến Phật Bồ Tát, khiến cho cái ấn tượng của nghiệp tội này từ từ nhạt mất, từ từ không còn, thì sẽ tiêu trừ hết.
Có đồng tu nói, nghiệp tội của chúng ta sâu nặng, trong một đời này có thể thành tựu hay không? Phật cho chúng ta câu trả lời khẳng định là: nghiệp tội có nặng hơn cũng không sợ, chỉ cần có giác ngộ và có sám hối, đều có thể thành tựu, gọi là quay đầu là bờ.
Trong nhà Phật thường nói quay đầu là bờ, từ đâu quay đầu? từ mê hoặc điên đảo mà quay đầu, từ trong tất cả nghiệp tội mà quay đầu, đoạn tất cả ác, tu tất cả thiện.
Phật dạy chúng ta, phải thường niệm A Di Đà Phật, tại vì sao? Bạn niệm A Di Đà Phật, tâm của bạn thuần thiện không ác và thuần tịnh không nhiễm, đây là thật sự quay đầu, thật sự sám hối! Chư Phật Bồ Tát và đại Thánh đại Hiền, khen ngợi những người mạnh dạn sám hối và sửa lỗi. Người nếu thật tâm quay đầu, thật tâm sám hối, rất là hiếm có và khó được, do đó Chư Phật Như Lai đều khen ngợi. Mỗi ngày sám hối, mỗi ngày sửa sai và mỗi ngày hướng trước đề thăng, mới có được pháp hỷ. Ví như công phu của niệm Phật không hàng phục nổi phiền não, vẫn còn thường khởi dậy ý niệm tham sân si mạn này, chúng ta phải sanh lòng hổ thẹn, phải thật sự hết sức sám hối! Phật bảo chúng ta "Tội từ tâm khởi đem tâm sám", nghiệp tội là từ trong tâm sinh ra; đem ý niệm của nghiệp tội từ trong tâm rửa sạch, tức là thật sám hối. Một ác niệm khởi lên, lập tức niệm A Di Đà Phật, nghiệp này sẽ sám hết ngay, cho nên niệm Phật là thật sự sám hối! Thật sự mà nói vãng sanh Tây phương thế giới có hai cách thức: thứ nhất là thường ngày dựa theo phương pháp của Kinh luận tu hành, tích công lũy đức và niệm Phật cầu vãng sanh, một cách khác là lâm chung sám hối, sám lỗi vãng sanh. Sám hối vãng sanh, không nhất định phẩm vị cao thấp, chủ yếu là xem tâm sám hối của họ. Nếu như tâm sám hối là hoàn toàn chân thật, sửa sai rốt ráo, vậy thì phẩm vị cũng được rất cao. Trong "Kinh Quán Vô Lượng Thọ" chúng ta thấy Vua A Xà Thế, người này khi còn sống tạo tội ngũ nghịch, giết cha hại mẹ và phá hoại Phật pháp, tội này rất là rất là nặng, chắc chắn phải đọa vào địa ngục A Tỳ. Vua A Xà Thế xem như đời quá khứ cũng có thiện căn phước đức thâm hậu, lúc lâm chung ông sám hối, một lòng niệm Phật cầu nguyện vãng sanh, ông cũng được vãng sanh rồi. Phật Thích Ca Mâu Ni nói với các đệ tử rằng, Vua A Xà Thế vãng sanh phẩm vị là thượng phẩm trung sanh, có thể thấy được phẩm vị đó rất cao. Vua A Xà Thế tạo nghiệp tội đó là tội ngũ nghịch, khi lâm mạng chung, tướng địa ngục hiện ra trước mắt, khi đó ông sợ hãi, sanh tâm sám hối, niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, ông lại là thượng phẩm trung sanh, điều này thật không thể nghĩ bàn! (Nguồn: Phân biệt sám hối và truy hối - PS Tịnh Không)